Người gửi tiền từ “mặc cả” chuyển sang “đon đả” đi tìm các banker có lãi suất tiết kiệm cao
Sau thông tin các ngân hàng sẽ tiếp tục hạ lãi suất huy động, nhiều người không ngần ngại gửi số lượng lớn ở kỳ hạn dài.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố chính thức hoàn thành triển khai các nội dung trọng yếu ILAAP và chuẩn mực Basel III - một trong những chuẩn mực yêu cầu cao về vốn và quản trị rủi ro thanh khoản. Với thành công này, ACB tiếp tục nâng cao mức độ của bộ tiêu chuẩn về quản lý rủi ro.
Như vậy, đến thời điểm này, hệ thống ngân hàng Việt đã có 6 ngân hàng triển khai quản trị rủi ro theo chuẩn Basel III gồm VPBank, TPBank, SeABank, Nam A Bank, OCB và ACB.
Một số ngân hàng cũng đang áp dụng một phần hoặc thí điểm triển khai Basel III như VIB, HDBank, Techcombank, LienVietPostBank, ABBank, MSB, Sacombank...
Trước đây, ACB là một trong những ngân hàng hoàn thành sớm 3 trụ cột của Basel II. Đến 2022, năng lực quản trị rủi ro thanh khoản và đáp ứng an toàn vốn tại ACB được xác nhận đạt chuẩn Basel III sau khi kết quả rà soát từ tư vấn độc lập KPMG cho thấy ACB đã tuân thủ toàn bộ các cấu phần trọng yếu trong bộ khung quản trị thanh khoản và an toàn vốn theo Basel III. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm thực tiễn, ACB đã xây dựng hoàn chỉnh bộ các quy định có liên quan đến quy trình thực hành ILAAP, chính sách quản lý rủi ro thanh khoản, chiến lược huy động nguồn vốn, chính sách duy trì bộ đệm thanh khoản, quản lý tài sản có tính thanh khoản cao và kế hoạch dự phòng thanh khoản ở cấp độ tiệm cận nâng cao với các chuẩn mực tiên tiến trên thế giới.
Lãnh đạo ACB chia sẻ, trong 30 năm phát triển, ACB luôn chú trọng kiện toàn năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt đối với rủi ro thanh khoản cũng như quản trị rủi ro chung toàn ngân hàng thông qua chỉ số an toàn vốn. Việc hoàn thành Basel III và ILAAP giúp ACB cải thiện khả năng chống chịu trước những rủi ro hệ thống, xử lý khủng hoảng tài chính cũng như cho phép ACB linh hoạt điều chỉnh và tối ưu hóa phương án tăng vốn khi có nhu cầu và chủ động phương án để ứng phó trong điều kiện liên quan đến rủi ro thanh khoản.
Mới đây nhất, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã nâng xếp hạng hỗ trợ Chính phủ (GSR) của ACB lên "B+", đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm Nhà phát hành nợ dài hạn (Long-term Issuer default ratings - IDR) ở mức BB-, triển vọng ổn định. Trước đó, Moody’s cũng xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành và xếp hạng tiền gửi ngân hàng dài hạn của ACB là BA3.
Sau thông tin các ngân hàng sẽ tiếp tục hạ lãi suất huy động, nhiều người không ngần ngại gửi số lượng lớn ở kỳ hạn dài.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định lại, Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản. Phía Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021.
Theo giới phân tích, đây là cuộc họp rất quan trọng với doanh nghiệp cũng như toàn thị trường bất động sản.
Trong khi nhiều doanh nghiệp chỉ biết chờ và cầm cự thì các chuyên gia đề nghị phải sớm giảm lãi suất trong vòng 6 tháng tới.
Chào đón năm mới Quý Mão, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã triển khai chương trình khuyến mãi "Tiết kiệm thông minh, Quà Tết linh đình" với tổng giá trị giải thưởng lên đến 3 tỷ đồng dành cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy.
Tổng giám đốc MB cho rằng năm 2023 là năm khó. Khó từ nội tại chứ không còn là từ bên ngoài. Nhưng trong khó khăn cũng sẽ có những cơ hội…
Với tỷ lệ tán thành trên, đại hội đồng cổ đông TPBank đã thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, dự kiến thực hiện ngay trong quý I này.
Văn bản của Ngân hàng nhà nước có giá trị thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký (2/2).
Không phải BIDV, không phải Vietcombank, cũng không phải VietinBank !
Cuộc họp gồm sự có mặt của các lãnh đạo NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng và Tổng Giám đốc các ngân hàng.
So với năm 2012, thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống MB đã tăng gấp đôi từ 17,46 triệu đồng/người/tháng lên 35,21 triệu đồng/người/tháng. Riêng tại ngân hàng mẹ, thu nhập bình quân đã tăng 120%, từ 17,95 triệu đồng/người/tháng lên 39,57 triệu đồng/người/tháng.