Tìm người thi hành án 11.000 tỉ đồng của bà Hứa Thị Phấn
Bà Hứa Thị Phấn còn 18 bất động sản được giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn quản lý, xử lý để thu hồi hơn 140 tỉ đồng tiền nợ
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) vừa công bố tờ trình bổ sung về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018.
Cụ thể, Vietcombank dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng Nếu thành công, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ lên hơn 75.000 tỷ đồng.
Thời gian phát hành cũng được ngân hàng điều chỉnh dự kiến trong năm 2023, 2024, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết trên cơ sở đánh giá quy mô vốn của Vietcombank so với các ngân hàng trong nước và khu vực. Theo đó, vốn điều lệ của Vietcombank hiện thấp nhất trong số các NHTM Nhà nước, thấp hơn một số NHTM cổ phần và có khoảng cách lớn so với các ngân hàng hàng đầu trong khu vực.
Nếu không được tăng vốn thì ngân hàng khó có thể đảm bảo vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần và khả năng điều tiết thị trường trong nước; đồng thời cũng không đạt được mục tiêu “Phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 2 – 3 ngân hàng thương mại nằm trong Top100 ngân hàng lớn nhất (về tài sản) trong khu vực Châu Á”, theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Vietcombank đánh giá việc tìm kiếm nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính phủ hợp với mục tiêu của ngân hàng và sẵn sàng đầu tư vào thời điểm này là khá thách thức. Do đó việc thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư của Vietcombank vẫn chưa hoàn thành và đang tiếp tục xúc tiến.
Ngoài ra, giải pháp phát hành trái phiếu tăng vốn cũng gặp khó khăn do đối mặt với xu hướng thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng và gây áp lực gia tăng chi phí vốn của Vietcombank.
Với vai trò là NHTM lớn góp phần hỗ trợ thực hiện các chính sách của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đặc biệt là có đủ nguồn lực tích cực tham gia phương án tái cơ cấu một tổ chức tín dụng yếu kém, Vietcombank cho biết rất cần bổ sung vốn để trở thành NHTM Nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất thị trường, giữ vững vai trò dẫn dắt ngành ngân hàng Việt Nam.
Ngân hàng cho biết, vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Vietcombank như: đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới; đầu tư cho quá trình chuyển đổi số; mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn; đảm bảo nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém;...
Trước đó, Vietcombank đã ban hành nghị quyết về việc phê duyệt dự thảo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường dự kiến tổ chức vào ngày 30/1/2023.
Trong đó, Vietcombank dự kiến bầu bổ sung một Thành viên HĐQT vào thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2018-2023. Ứng viên bầu bổ sung vào chức danh này là ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Vietcombank.
Ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1974, có bằng cử nhân Kinh tế Ngoại Thương, Đại học Ngoại Thương và cử nhân Tiếng Anh, Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Vietcombank như Phó TGĐ phụ trách Khối Bán buôn, Giám đốc Ban Khách hàng Doanh nghiệp Trụ sở chính, Giám đốc chi nhánh Tây Hồ,...
Bên cạnh việc bầu bổ sung Thành viên HĐQT, Vietcombank cũng dự kiến trình kéo dài thời gian thực hiện phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 và trình cổ đông phương án tăng vốn năm 2023.
Cổ phiếu Vietcombank tăng mạnh, vốn hóa gần bằng cả Vinhomes và Vingroup cộng lạiBà Hứa Thị Phấn còn 18 bất động sản được giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn quản lý, xử lý để thu hồi hơn 140 tỉ đồng tiền nợ
Lãi suất VND liên ngân hàng giảm sâu sau khi NHNN quyết định giảm 1 điểm % một số loại lãi suất điều hành từ ngày 15/3
Xe Ô tô Mazda 3, Macbook Air, iPhone 14 Pro max, sổ tiết kiệm và hàng trăm quà tặng tiền mặt… là những giải thưởng siêu giá trị mà Lienvietpostbank dành tặng khách hàng qua chương trình quay số trúng thưởng "Mừng sinh nhật – Rinh quà chất".
NHNN đã bơm ròng cho hệ thống ngân hàng 52.466 tỷ đồng trong tuần qua (13-17/3) khi lượng lượng tín phiếu phát hành trước đó đáo hạn.
Nhà băng cuối cùng niêm yết mức 9,5% cũng đã điều chỉnh biểu lãi suất từ ngày 20/3.
Không chỉ doanh nghiệp không thích lãi suất cao, ngay cả ngân hàng cũng không thích điều này.
Trong phiên 17/3, hệ thống ngân hàng không mượn 1 đồng nào từ Nhà điều hành trên thị trường mở.
Sáng nay (19/3), giá vàng miếng SJC trụ vững quanh mốc 67,7 triệu đồng/lượng, mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 tới nay. Trong khi đó, giá vàng thế giới duy trì sát mốc 2.000 USD/ounce.
Trong tuần có 16 trong 27 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, tập trung ở nhóm vốn hoá lớn.
Sau đợt giảm đồng loạt từ đầu tháng 3 đến nay, hiện chỉ còn 1 ngân hàng niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ở mức trên 9%/năm.
Trên một số trang web bất động sản, căn nhà 2 tầng này từng được rao bán với giá 650 triệu/m2, tương đương hơn 100 tỷ.
Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, động thái giảm lãi suất mới đây cho thấy nhà điều hành đang phát đi một một tín hiệu rằng nền kinh tế tương đối ổn định, thị trường tài chính tiền tệ có chiều hướng tốt trong thời gian tới.