Theo ông Dương, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến các ngành kinh tế VN. Trong đó xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Do sức mua trên các thị trường giảm làm sản lượng hàng hoá và giá cả đều bị giảm. Trong giai đoạn hiện nay khi mà các DN xuất khẩu mới chỉ tham gia hội nhập thị trường thế giới trong một thời gian ngắn nên cả về kinh nghiệm và tiềm năng tài chính còn rất hạn chế. Việc khách hàng thông báo gỉam đơn hàng 30 – 40%; đồng thời đề nghị giảm giá hàng từ 10 – 30% như giai đoạn hiện nay đã khiến nhiều DN không thể trụ vững được nếu thiếu đi sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Ông có nói là các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết nhưng chưa đủ mạnh! Xin ông giải thích rõ hơn?
Vì gốc của vấn đề là muốn thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế thì phải tạo thêm được việc làm, duy trì và giữ được những việc làm hiện có... Có như thế mới ổn định được đời sống xã hội, giữ được nguồn thu, cân bằng được cán cân thu chi ngân sách của nhà nước.
Trên thực tế, có rất nhiều giải pháp mà Chính phủ đã áp dụng, trong đó có chính sách về tỷ giá ngoại hối. Nhưng chính sách về tỷ gía ngoại hối trong thời gian qua đã linh hoạt và đủ mạnh hay chưa? Chúng ta hãy nhìn lại: Do khủng hoảng kinh tế nên hầu hết các nền kinh tế đều bị lạm phát. Để duy trì sản xuất và xuất khẩu các nước đã điều chỉnh tỷ giá để phá giá nội tệ của họ ở từng thời điểm từ 15 – 50%. Cách điều chỉnh này giúp cho DN trong quốc gia của họ dù giảm giá xuất khẩu để cạnh tranh nhưng vẫn không lỗ vốn, vẫn duy trì được sản xuất, không phải giảm lương của người lao động.
Ví dụ, chính sách duy trì đồng nội tệ “yếu” của Trung Quốc trong nhiều thập niên qua đã biến quốc gia này thành một nơi sản xuất hàng rẻ nhất trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của họ không ngừng tăng với tỷ lê cao, điều này đã giúp Trung Quốc từ một nước nhập siêu thành một một cường quốc xuất khẩu, một quốc gia xuất siêu với lượng dự trữ ngoại tệ lên đến cả ngàn tỷ USD.
Hàn Quốc để đối phó với khủng hoảng kinh tế, trong thời gian qua đã có lúc họ phá giá nội tệ đến 50%. Nhờ động thái này mà mà các sản phẩm của họ như ôtô, hàng điện tử, hàng dệt may... vẫn ồ ạt xuất khẩu được.
Còn ở nước ta, tuy Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá nhưng mức điều chỉnh này chưa theo kịp sự biến động của thị trường. Trong năm 2008 chúng ta điều chỉnh khoảng 5%; đến 25/12/2008 điều chỉnh thêm 3% nữa; trong khi đó tỷ lệ lạm phát cả năm là trên 20%.
Nếu chúng ta vẫn duy trì chính sách tỷ giá ngoại hối như hiện nay thì chắc chắn sẽ làm mất khả năng cạnh tranh của hàng hoá VN trên thị trường khu vực và thế giới”. |
- Như vậy, ông cho rằng Nhà nước cần có chính sách tỷ giá linh hoạt hơn nữa để hỗ trợ DN?
Đúng vậy! Theo tôi, với tỷ gía như hiện nay, hàng hoá và sức lao động của VN (nếu tính bằng ngoại tệ) đã trở thành “quá đắt” so với hàng hoá và sức lao động của nước khác. Nếu các DN hạ giá bằng các nước trong khu vực thì bị lỗ vốn, mà hạ giá ít thì khách hàng từ chối mua. Chính vì thế mà hàng loạt các cơ sở xuất khẩu từ nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, dệt may, da giầy ... trong năm qua đã bị đóng cửa. Các DN nước ngoài thì chọn phương án chuyển hàng về những nước có nhân công rẻ hơn để gia công, hoặc tuyển lao động từ nước ngoài vào các DN FDI tại VN làm việc. Mặt khác hàng hoá nước ngoài do sự điều chỉnh tỷ giá kịp thời của họ đã trở thành quá rẻ và tràn ngập vào thị trường VN, bóp chết các ngành sản xuất trong nước. Chính vì vậy mà tình trạng nhập siêu càng tăng lên.
- Đã có một số chuyên gia kinh tế cho rằng: Với nền kinh tế nhập siêu như nước ta thì không nên phá giá đồng nội tệ, vì nó sẽ gây khó khăn cho các DN nhập khẩu, làm nặng thêm gánh nặng trả nợ nước ngoài của Chính phủ... Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi thì không hẳn là như vậy vì các DN nhập khẩu vào bán hàng trong nước (như kinh doanh ôtô, điện tử, hàng tiêu dùng...) đều lấy tỷ giá ngoại hối để định giá bán hàng, hoặc bán hàng bằng USD nên họ không hề bị ảnh hưởng, mà có chăng nếu tỷ giá tăng, hàng nội rẻ hơn, họ không bán được hàng, sẽ giảm nhập. Điều đó sẽ giúp các cơ sở sản xuất trong nước tồn tại và phát triển, giúp Nhà nước giảm nhập siêu. Còn ý kiến cho rằng sẽ tăng thêm gánh nặng trả nợ của Chính phủ thì cũng không hoàn toàn đúng, bởi lẽ chúng ta đâu phải trả nợ ngay một lúc, mà ta sẽ trả trong thời gian 10 - 20 năm tới. Nên nếu như chúng ta tăng cường xuất khẩu để trở thành quốc gia xuất siêu, thì vấn đề trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ đâu có còn là vấn đề đáng bàn.
Vấn đề điều chỉnh tỷ giá có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính như Thái Lan như một số người vẫn nói, thì có lẽ không cần phân tích. Vì chúng ta đều biết: nền kinh tế, và nhất là thể chế chính trị của chúng ta khác hẳn Thái Lan. Tỷ trọng đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế VN chưa lớn, hoàn toàn nằm trong trong tầm kiểm soát của Nhà nước. Vì thế suốt 1 năm qua khi thị trường chứng khoán trồi, sụt liên tục một cách bất thường. Nhưng nền tài chính, kinh tế của đất nước và sự sống của DN đâu có phải vì thế mà đảo lộn. Vấn đề tỷ lệ lạm phát trong năm 2008 cao, tôi cho rằng một phần do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới còn phần lớn do bị một số ngành hàng đầu cơ tăng giá.
Là người quản lý DN tôi thấy rằng nếu chúng ta vẫn duy trì chính sách tỷ giá ngoại hối như hiện nay sẽ làm mất khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường khu vực và thế giới, làm xuất khẩu giảm, sản xuất trong nước đình đốn; hàng loạt lao động mất việc làm. Tạo cơ hội để hàng hóa và lao động các nước nhập khẩu vào VN, giết chết các cơ sở sản xuất trong nước; làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp và nhập siêu cho nền kinh tế đất nước.
Vì thế tôi mong rằng Chính phủ sớm có chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, mạnh mẽ hơn để giúp DN và những cơ sở sản xuất trong nước có thể cạnh tranh và tồn tại; duy trì và ổn định đời sống, việc làm cho người lao động.
- Xin cảm ơn ông!
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/11/2024 (28/02/2009)
- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 đột ngột qua đời (28/02/2009)
- Thủ tướng: Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm (28/02/2009)
- Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN (28/02/2009)
- Chứng khoán phái sinh tuần 25-29/11/2024: Tâm lý phân vân chi phối thị trường (28/02/2009)
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn của Malaysia (28/02/2009)
- Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi (28/02/2009)
- Thanh tra Chính phủ tại Bộ GTVT chỉ sai phạm dự án của Novaland, Trung Thủy (28/02/2009)
- QHD sắp chia cổ tức, mỗi cổ phiếu nhận 2,000 đồng (28/02/2009)