VNPost sắp đấu giá gần 141 triệu cp LPB, khởi điểm 22,908 đồng/cp
Ngày 21/04/2023, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sẽ đấu giá công khai gần 141 triệu cp của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HOSE: LPB), tương đương 10.15% vốn của Ngân hàng này.
Vì sao cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước "dậm chân tại chỗ"?
Về thực trạng cổ phẩn hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước rất chậm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vướng mắc nhất là xác định giá trị doanh nghiệp và phương án sử dụng đất.
![]() Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn về điểm nghẽn cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
|
Về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, từ 2016 năm đến 2021 đã thu được 204,000 tỷ đồng từ cổ phần hóa. Tuy nhiên mức thu từ năm 2018 đến nay đạt thấp.
Về thực trạng cổ phẩn hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước rất chậm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vướng mắc nhất là xác định giá trị doanh nghiệp và phương án sử dụng đất.
Nhìn nhận, thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp vừa qua chủ yếu từ đất, điển hình như vụ việc tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Tân Thuận..., ông Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã tham vấn nhiều ý kiến để sửa các quy định về đất đai trong quá trình phê duyệt phương án cổ phần hoá.
Ông phân tích, cốt lõi vướng mắc trong cổ phần hoá là chuyển mục đích sử dụng đất. UBND tỉnh, thành phố phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất thì đất này là đất thuê, doanh nghiệp sẽ nộp tiền đất 1 lần, và khi chuyển sang công ty cổ phần, họ xin UBND tỉnh, thành phố phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất lần nữa. Ở lầm màu, giá chuyển mục đích sử dụng đất được tính lại, do không sát giá thị trường nên gây thất thoát khi chuyển từ mục đích sử dụng đất từ Nhà nước sang tư nhân. Đây là nút thắt mà Bộ Tài chính đã nhận diện và tham vấn ý kiến các chuyên gia để sửa đổi quy định này.
Phương án dự kiến sửa, theo ông Phớc, là đất thuê của doanh nghiệp Nhà nước để sản xuất kinh doanh, khi chuyển qua doanh nghiệp cổ phần, tư nhân cũng phải sử dụng đúng mục đích này. Nếu họ không có nhu cầu sử dụng thì trả lại Nhà nước, sau đó Nhà nước sẽ thanh toán tiền tài sản trên đất cho doanh nghiệp, tổ chức đấu giá để thu tiền ngân sách. Khi đó, địa tô chênh lệch sẽ không rơi vào túi doanh nghiệp, mà do Nhà nước điều tiết.
"Việc này có lợi, thúc đẩy năng lực nền kinh tế, tức là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá để nâng cao năng lực sản xuất, chứ không phải sau cổ phần hoá thải hồi công nhân, giải tán doanh nghiệp, rồi đem đất đi bán, lấy địa tô chênh lệch chuyển qua đất ở. Nếu làm được việc này thì năng lực kinh tế, sức mạnh doanh nghiệp nâng lên, không khuyến khích doanh nghiệp lợi dụng lấy đất để cổ phần hoá", ông Phớc nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, rủi ro pháp lý cao nên các cơ quan chủ quản ngại phê duyệt phương án, các doanh nghiệp quyết tâm không cao nên tình hình "dậm chân tại chỗ".
Về trách nhiệm của các cơ quan trong vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo dõi. Bộ Tài chính được giao theo dõi cổ phần hóa và phối hợp các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp. Còn việc trực tiếp thực hiện là doanh nghiệp và cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu.
Trước các nút thắt về mặt pháp lý cần được hoàn thiện đảm bảo cho vấn đề cổ phần hóa, Bộ trưởng cho rằng phải có 1 mục tiêu hay nguyên tắc để thực hiện vấn đề cổ phần hóa theo hướng: Đối với những những doanh nghiệp nhà nước không năm cổ phần chi phối thì nên cổ phần hóa hết, để các doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện sản xuất, kinh doanh chủ động. Nếu nhà nước tham gia vốn thì nhà nước phải điều hành được.
Đối với những doanh nghiệp quản trị tốt, làm ăn tốt, giải quyết được việc làm, giữ được vai trò điều tiết cho các nền kinh tế thì nên giữ và nên tăng cường năng lực hoạt động.
Đồng thời, trong quá trình cổ phần hóa, cần quản lý chặt chẽ vấn đề liên quan đến đất đai...
Nhật Quang
Ngày 21/04/2023, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sẽ đấu giá công khai gần 141 triệu cp của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HOSE: LPB), tương đương 10.15% vốn của Ngân hàng này.
UBND tỉnh Sơn La sẽ bán đấu giá hơn 19.1 triệu cp đang sở hữu tại CTCP Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La (Sơn La Urenco). Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ đứng ra tổ chức đấu giá vào ngày 15/02/2023.
Viện KSND tối cao truy tố cựu Chủ tịch HĐTV và cựu Tổng giám đốc Cienco1 với cáo buộc sai phạm liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thông báo chào bán trọn lô 38.5 triệu cp tại Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC). Mức giá khởi điểm cao gấp 2 lần giá trị sổ sách.
Theo thông báo từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities) – chi nhánh Đà Nẵng, đợt chào bán cạnh tranh cổ phần CTCP Du lịch Lâm Đồng (Dalattourist) đã diễn ra thành công với tổng giá trị cổ phần bán được ở mức gần 139 tỷ đồng.
Theo thống kê, thị trường IPO tại Việt Nam tỏ ra khá im hơi lặng tiếng trong năm qua, với hầu hết các thương vụ đáng chú ý diễn ra trong 6 tháng đầu năm.
Theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC).
Ngày 03/01, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ đấu giá hơn 3.4 triệu cp của CTCP Ắc quy Tia Sáng (HNX: TSB). Giá khởi điểm là 39,200 đồng/cp.
Là một doanh nghiệp thành lập tại Singapore, VinFast Trading & Investment Pte. Ltd. sở hữu loạt công ty con trong hệ sinh thái VinFast, trong đó phải kể đến công ty nòng cốt sản xuất xe hơi tại Việt Nam và hàng loạt nước trên thế giới.
VinFast dự kiến niêm yết cổ phiếu phổ thông trên sàn Nasdaq Global Select Market với mã VFS.
Giai đoạn 2022 - 2025 sẽ thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thoái vốn tại 141 doanh nghiệp; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp.
"Sau khi phòng thủ thành công trước những gã khổng lồ tại “sân nhà” với thị trường gần 100 triệu dân, Vinagame đã chuyển sang chế độ tấn công", - trích Bloomberg.