Khó xác định giá trị khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Ngày 29/9, tại cuộc họp báo Họp báo thường kỳ quý III/2022, Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng qua, các đơn vị tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Ảnh minh họa
|
Ngoài ra, ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang thuộc danh mục cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng; trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.
Về thoái vốn, Bộ Tài chính cho biết đã thoái vốn tại các doanh nghiệp với giá trị 48,3 tỷ đồng thu về 109,1 tỷ đồng do SCIC thoái vốn tại CTCP Địa ốc Vĩnh Long, CTCP Thuốc Ung Thư Benovas và có 1 đơn vị thoái vốn không thành công là Công ty TNHH MTV NXB Giáo dục Việt Nam thoái vốn không thành công tại CTCP Sách & TBTH Ninh Thuận và CTCP Sách – TBTH Điện Biên.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, ghi nhận các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị là 466 tỷ đồng, thu về 2.289,5 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đánh giá, tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn trong 9 tháng qua còn chậm do doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực. Nhiều tài sản chuyên ngành, khó xác định giá trị nên việc xử lý tài chính tài sản, nợ, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước và chuẩn bị hồ sơ, phương án cần nhiều thời gian. Một số doanh nghiệp còn tồn tại nhiều vấn đề phải xử lý về tài chính. Một số đơn vị vi phạm quy định về quản lý vốn, tài sản đang thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, hoạt động gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương nhưng có doanh thu và lợi nhuận thấp, không thu hút nhà đầu tư.
Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong 2 năm qua, xung đột chính trị - quân sự trên thế giới tác động đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, triển khai đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định. Việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn phụ thuộc vào tình hình thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả, đảm bảo tính khả thi.
Bộ Tài chính cũng cho biết, trong nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nên còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Đặc biệt, việc rà soát, lập kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức, doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trước khi cổ phần hóa, thoái vốn; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm.
Cùng với đó, việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các UBND tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan trong xử lý vướng mắc phê duyệt phương án sử dụng đất; xử lý tồn tại tài chính còn chưa tốt, kéo dài.
Thùy Dương
- Sơn Hòa Bình cổ phần hóa nhưng không vội trở thành công ty đại chúng (11/10/2022)
- Thanh tra Chính phủ nêu sai phạm trong cổ phần hóa tại CIENCO 4 (11/10/2022)
- Thoái sạch vốn Nhà nước tại Khoáng sản Bình Định, giá khởi điểm 22,300 đồng/cp (11/10/2022)
- Chân dung doanh nghiệp nhựa chuẩn bị “chào sân” UPCoM (11/10/2022)
- Nhiều vi phạm trong cổ phần hoá Tổng công ty Tín Nghĩa ở Đồng Nai (11/10/2022)
- “Ông lớn” Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên HOSE (11/10/2022)
- Ông Lê Hồng Minh: VNZ đã sẵn sàng, chỉ chờ “gió đông” để IPO tại Mỹ (11/10/2022)
- 19 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa vẫn chưa cán đích mục tiêu (11/10/2022)
- Kiểm toán đề nghị kiểm tra việc thoái vốn của Vinachem tại Hóa chất Đức Giang (11/10/2022)