Tháng 10/2011:
- Bổ nhiệm nhân sự cấp cao
Ông Nguyễn Đình Tuấn chính thức giữ vị trí Giám Đốc Nhà Máy Mỹ Xuân. Ông Tuấn có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất giấy và từng giữ vị trí điều hành ở các công ty giấy (Tổng Giám Đốc CTCP Giấy Tân Mai, Chủ Tịch HĐQT và Tổng Giám Đốc CTCP Giấy Vạn Điểm, Chủ Tịch HĐQT và Tổng Giám Đốc CTCP Dịch Vụ Thương Mại Giấy Việt)
- Khởi động Hành Trình Caravan toàn quốc
Hội nghị kinh doanh khách hàng lần lượt diễn ra trên cả 3 khu vực trọng điểm, miền Tây (tổ chức tại Cần Thơ), miền Bắc (tổ chức tại Hà Nội), miền Trung (tại Đà Nẵng, Phan Thiết) và quay trở lại TP. Hồ Chí Minh.
Công ty Giấy Sài Gòn hiện đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc với trên 50,000 điểm bán tại 64 tỉnh thành.(Xem thêm)
- Đạt giải thưởng “Doanh nghiệp Sài Gòn tiêu biểu năm 2011”
Công ty Giấy Sài Gòn nằm trong số 96 doanh nghiệp tiêu biểu nhất của TP. Hồ Chí Minh với những đóng góp xuất sắc cho nền kinh tế. (Xem thêm)
Tháng 11/2011:
- Tổ chức hội thảo “Lựa chọn XANH vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Phối hợp với ban điều phối Chiến dịch toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org tổ chức hội thảo “Lựa chọn XANH vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Công nghệ là yếu tố quyết định sản phẩm an toàn hay độc hại, ô nhiễm hay trong lành. Những công ty sử dụng công nghệ “đen” (gây tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường) đang đứng trước làn sóng chỉ trích gây gắt từ xã hội.
Việc công ty Giấy Sài Gòn đầu tư vào công nghệ XANH (áp dụng tiêu chuẩn 5Gs vào mô hình sản xuất XANH cho các sản phẩm giấy) đem đến lợi thế cạnh tranh bền vững và lợi ích to lớn trên cả 3 phương diện: xã hội (bảo vệ môi trường), người tiêu dùng (bảo vệ an toàn sức khỏe) và nhà đầu tư (tiết kiệm chi phí, phát triển bền vững). (Xem thêm)
- Tài trợ chương trình “Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường”
Chương trình do Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Khoa Học và Công Nghệ tổ chức. Công ty Giấy Sài Gòn tài trợ 3 cuộn giấy công nghiệp (gấp được 8,000 túi giấy) để phát miễn phí cho người dân tại 10 điểm thuộc các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.
PHẦN 2: KẾT QUẢ KINH DOANH
Chiến lược tăng trưởng “KÉP”
Khủng hoảng đi kèm với suy giảm, trì trệ, thoái lui, chờ đợi. Thế nhưng, trong bối cảnh kinh doanh khắc nghiệt nhất (khủng hoảng kéo dài suốt 4 năm, 2008-2011), công ty Giấy Sài Gòn đã kiên trì theo đuổi chiến lược tăng trưởng “KÉP”:
- Tăng tối đa công suất nhà máy hiện tại (nhà máy Mỹ Xuân 1). Doanh số tăng liên tục mỗi năm. Chỉ trong 6 năm (2005-2011), quy mô công ty tăng gấp 7 lần. Doanh số tăng từ 114 tỷ VNĐ (5.4 triệu UD) năm 2005 lên đến 905 tỷ VNĐ (43.1 triệu USD) năm 2011 (doanh số dự kiến).
- Xây nhà máy mới (nhà máy Mỹ Xuân 2) với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Nhà máy Mỹ Xuân 2 có công suất lớn gấp 3 lần nhà máy Mỹ Xuân 1 (sản lượng 35,000 tấn Tissue/năm; 52,500 tấn giấy phủ phấn/năm; 140,000 tấn giấy bao bì carton/năm), dây chuyền nhập mới, công nghệ hàng đầu Châu Âu. Số lao động tăng từ 1,400 lên đến 2,000 lao động khi nhà máy Mỹ Xuân 2 chính thức đi vào hoạt động vào năm 2012.
- Huy động nguồn vốn và công nghệ từ công ty giấy Daio (công ty giấy lớn thứ 21 trên toàn thế giới và lớn thứ 3 tại Nhật Bản với doanh số năm 2010 khoảng 5 tỷ USD) và nguồn vốn từ quỹ đầu tư Bridgehead (trực thuộc Ngân Hàng Phát Triển Nhật Bản, một trong những ngân hàng nhà nước lớn nhất và lâu đời nhất tại Nhật Bản với tổng tài sản năm 2010 khoảng 190 tỷ USD). Daio và Bridgehead chính thức trở thành cổ đông Giấy Sài Gòn vào tháng 4/2011.
Kết quả kinh doanh năm 2011
- Dự kiến năm 2011 doanh số đạt 905 tỷ VNĐ (43.1 triệu USD) (tăng 25% so với năm 2010), sản lượng đạt 58,000 tấn. Năm 2011 chứng kiến sự đột phá mạnh mẽ vào Quý 4 với doanh số 4 tháng cuối năm bằng 70% doanh số 8 tháng đầu năm.
- Giấy tiêu dùng (Tissue) và giấy công nghiệp (IP) là 2 sản phẩm chủ lực. Trong đó, Tissue chiếm 55%, IP chiếm 45% tổng doanh số.
Kế hoạch 3 năm (2012-2014)
Năm 2012 đánh dấu cột mốc lịch sử trong quá trình phát triển công ty với 2 sự kiện chính:
1. Kỷ niệm 15 năm thành lập công ty (1997-2012)
2. Chính thức vận hành nhà máy mới Mỹ Xuân 2.
Với tiềm năng thị trường rộng lớn (Việt Nam có nhóm dân số trẻ nhất trong lịch sử với 1/3 dân số trong độ tuổi 10-24, tỷ lệ tiêu dùng giấy còn thấp, chỉ bằng ½ bình quân toàn thế giới, sản xuất nội địa hiện mới đáp ứng phân nửa nhu cầu trong nước), và tiềm lực sản xuất và công nghệ của nhà máy Mỹ Xuân 2, công ty Giấy Sài Gòn kỳ vọng sẽ đem đến sự đột phá cả về doanh thu và chất lượng sản phẩm trong tương lai. Mục tiêu năm 2012 doanh số đạt trên 2,000 tỷ VNĐ (97 triệu USD) (tăng 125% so với 2011), sản lượng đạt 123,200 tấn.
PHẦN 3: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG
Biểu đồ tăng trưởng 10 năm qua 2 thời kỳ:
- Giai đoạn 1: Trước mở rộng - Nhà máy Mỹ Xuân 1 (Doanh số năm 2005-2011)
- Giai đoạn 2: Sau mở rộng - Nhà máy Mỹ Xuân 1 & 2 (Mục tiêu doanh số năm 2012-2014)
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu (07/12/2011)
- Doanh nghiệp nhựa cấp linh kiện cho Honda, Samsung muốn mở rộng quy mô sản xuất lên chục lần? (07/12/2011)
- Dow Jones tăng thêm hơn 400 điểm và lập kỷ lục mới (07/12/2011)
- “Thay tướng giữa đàng”, chuyện gì đang xảy ra ở REE? (07/12/2011)
- Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam (07/12/2011)
- Red Capital chính thức đón chào quỹ thành viên quy mô 300 tỷ (07/12/2011)
- PNJ thu hơn 3,100 tỷ đồng trong tháng 10 (07/12/2011)
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (07/12/2011)
- CII dùng 3.7 triệu cp LGC đảm bảo cho lô trái phiếu 108 tỷ đồng (07/12/2011)