Tập đoàn Singapore có thể đầu tư 500-800 triệu USD để xây dựng dự án ở Hưng Yên
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu, Việt Nam có bị tác động?
Áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu đang được đánh giá tạo ra những tác động lớn đến môi trường đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới.
“Cuộc chơi” của các nước lớn, tác động đến Việt Nam
Quy tắc thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) với hơn 140 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam, mục đích là nhằm thu hẹp các lỗ hổng trong quản lý thuế quốc tế.
Thoả thuận cải cách thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đã đạt được đồng thuận của các nước thành viên OECD, nhóm G20 và G7. Đã có 137/141 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của BEPS đã đạt thoả thuận khung về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Với thoả thuận này, các công ty đa quốc gia có hoạt động đầu tư tại Việt Nam phải chịu tác động Quy tắc về thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (trụ cột 2), dự kiến áp dụng vào năm 2023. Cụ thể, doanh nghiệp FDI có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên đều phải đóng thuế ở mức 15%.
![]() Quy tắc thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) với hơn 140 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam
|
Phát biểu tại hội thảo “Thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề đặt ra với Việt Nam” diễn ra vào sáng nay (ngày 14/6), nhiều ý kiến cho rằng, quy định thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu xuất phát từ nhóm G20 và nó là “cuộc chơi” của các quốc gia phát triển, mang lại lợi ích cho các quốc gia xuất khẩu vốn hơn là các quốc gia nhập khẩu vốn như Việt Nam. Bởi khi đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp thuế cho nước tiếp nhận đầu tư, hoặc có thể lựa chọn nộp thuế cho quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở chính đi đầu tư. Điều này sẽ tác động đến thu ngân sách của Việt Nam đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, ưu đãi thuế cũng là một trong những lợi thế mà Việt Nam đang sử dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, hiện Việt Nam đang áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 năm, cao hơn mức thuế tối thiểu đề xuất. Tuy nhiên, Việt Nam đang dành nhiều mức ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư nước ngoài, như: Ưu đãi thuế suất 5%, 10% lên đến 15%; miễn giảm thuế có thời hạn (tối đa 9 năm)… nên nếu mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu được áp dụng, thì những ưu đãi này đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn.
Trong khi đó, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện khu vực FDI đang đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam, với khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp; 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu và kèm theo nhiều yếu tố về việc làm…
Các chuyên gia kinh tế nhận định, bên cạnh việc có thể thất thu thuế với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu có thể sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
![]() Áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ tác động đến môi trường đầu tư Việt Nam
|
Làm gì để giảm thiểu tác động bất lợi?
Mặc dù bên cạnh những tác động bất lợi, phát biểu tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, việc áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu ở một góc độ nào đó cũng mang lại những tác động tích cực cho Việt Nam, nhất là trong việc hoàn thiện thể chế.
Bởi nhìn ở góc độ tích cực, việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tránh được các quốc gia đưa ra những “cạnh tranh về đáy” thuế suất ưu đãi trong thu hút đầu tư nước ngoài, bởi, cùng với đó tăng tính minh bạch trong thu hút đầu tư giữa các quốc gia. Việc áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu cũng thể hiện tinh thần chủ động của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, nếu chúng ta ứng phó tốt, sẽ cho thấy sự “dám chơi, biết chơi và khéo chơi” của Việt Nam trong thu hút đầu tư.
Đặc biệt theo ông Võ Trí Thành, hãy coi việc thực hiện thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu cũng giống như Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, đây cũng chính là “áp lực” để Việt Nam cải thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới.
PGS, TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì cho rằng: Việc tham gia triển khai thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nói riêng. Việc tích cực tham gia, thực hiện các công cụ, khuôn khổ pháp lý của OECD sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong mắt các đối tác, nhà đầu tư quốc tế. Điều này sẽ giúp hoàn thiện khung pháp lý về thuế của Việt Nam nói riêng và thúc đẩy sửa đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng giảm ưu đãi về thuế và tăng cạnh tranh bằng môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cũng góp phần tăng nguồn thu từ thuế, hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá… của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Bởi theo báo cáo tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính của hơn 25.100 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào năm 2020 đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam thì có tới 14.100 doanh nghiệp khai báo lỗ, chiếm 56% tổng số doanh nghiệp, với tổng số lỗ của doanh nghiệp lên tới 151.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu cũng tạo ra những thách thức với môi trường kinh doanh của Việt Nam và cả những doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế của Việt Nam. Do đó, để giảm thiểu những tác động tiêu cực, Việt Nam cần có sự nghiên cứu, đánh giá chính xác về vấn đề trên. Trong đó, nhiều ý kiến đề xuất, Chính phủ cần thành lập Tổ công tác về vấn đề này, trong đó thành viên của Tổ công tác sẽ là đại diện của các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,…
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng đã đồng ý thành lập Tổ công tác đặc biệt liên ngành gồm đại diện các bộ, ngành để xử lý các vấn đề liên quan tới thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Chính sách thuế toàn cầu chưa có đánh giá rà soát, nhưng tác động khá mạnh mẽ đến phương thức Việt Nam đã và đang sử dụng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Kèm theo đó chúng ta có cả cơ hội, nếu tận dụng tốt sẽ tăng thu và buộc phải đa dạng hóa các biện pháp đầu tư. |
Nguyễn Hòa
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Hiện có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472,62MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Sáng 02/06/2023, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh và xúc tiến đầu tư diễn ra vào ngày 28/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: “Tôi không thích dùng từ tháo gỡ vướng mắc khó khăn đâu, mà phải đồng hành với người dân và doanh nghiệp. Kiến tạo phát triển, coi sự phát triển của người dân và doanh nghiệp là của bản thân chính quyền chúng ta, trách nhiệm của chúng ta. Chờ người ta khó khăn rồi mới tháo gỡ thì có khi không còn cơ hội mà tháo gỡ”.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, các vị đại biểu Quốc hội cho rằng trong quá trình phát triển, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, đề nghị cần ưu tiên bố trí nguồn lực, vật lực, tài lực đúng mức để tạo một cơ sở hạ tầng số và các điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp công cụ, phương tiện, giải pháp cho chuyển đổi số.
Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công khởi sắc, công nghiệp tăng trưởng thoát âm, môi trường kinh doanh cải thiện...giúp kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng trong quý II-2023.
Đây là dự báo của Standard Chartered đưa ra trong báo cáo nghiên cứu “Future of Trade: New opportunities in high-growth corridors” (tạm dịch: Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao).
Phát biểu về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, đằng sau cộng đồng doanh nghiệp là người lao động và các gia đình, của người dân nói chung. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ là phần nổi của tảng băng, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng gặp phải khó khăn chồng chất.
EVN cho biết, tính đến 17h30 ngày 31/5, có 46 dự án điện tái tạo chuyển tiếp (nhỡ giá FIT) đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện, trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW chính thức được phát điện lên lưới.
Trước thực trạng hệ thống doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có những giải pháp cấp bách, thậm chí là vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
TAND TP.HCM xác định các bị cáo không được hưởng lợi đối với số tiền 22 tỉ đồng, trong đó toàn bộ thất thoát từ quỹ khen thưởng đã được tổng công ty thu hồi.
Đến nay một số dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh.