EVN: Dừng huy động một phần điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam là đúng pháp luật
Mới đây, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) có phản hồi về quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề huy động nguồn phát điện chưa có giá điện, cụ thể là điện mặt trời Trung Nam.
EVN cho biết, liên quan đến việc dừng huy động phần công suất 172.12 MW của điện mặt trời Trung Nam chưa có giá, vừa qua Chính phủ và Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo với nội dung là “EVN huy động phát điện của nhà máy điện mặt trời Trung Nam trên cơ sở hợp đồng PPA đã ký và theo các quy định của pháp luật”. Như vậy, cụm từ “các quy định của pháp luật” ở đây được hiểu là theo quy định cụ thể ở các văn bản pháp lý nào?
Theo các văn bản pháp lý hiện hành, EVN cho rằng việc dừng huy động phần công suất chưa có giá của nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450 MW căn cứ trên các văn bản pháp lý sau:
- Văn bản số 12158/BCT-ĐTĐL ngày 19/12/2016 của Bộ Công Thương chỉ đạo: “Kể từ ngày 01/01/2017, nếu các nhà máy điện (trừ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được quy định tại Quyết định 2012/QĐ-TTg ngày 24/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nhà máy điện phối hợp vận hành với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được quy định tại Quyết định 4712/QĐ-BCT ngày 2/12/2016 của Bộ Công Thương) không có hợp đồng mua bán điện hoặc có hợp đồng mua bán điện nhưng giá điện đã hết hiệu lực, Bộ Công Thương yêu cầu EVN chỉ đạo các đơn vị liên quan không huy động các nhà máy điện này phát điện lên lưới điện quốc gia trừ trường hợp cần thiết huy động để đảm bảo an ninh cung cấp điện.”
- Điều 4 Thông tư số 13/2017/TT-BCT ngày 3/8/2017 của Bộ Công Thương quy định:“Tập đoàn Điện lực Việt Nam không thực hiện việc tạm thanh toán hoặc thanh toán tiền điện cho nhà máy điện khi vận hành, phát điện lên lưới mà không ký kết chính thức hợp đồng mua bán điện. Trong trường hợp phải huy động các nhà máy này do yêu cầu đảm bảo an ninh cung cấp điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, phối hợp với đơn vị phát điện thực hiện việc huy động, vận hành và thanh toán tiền điện cho nhà máy điện.”
Như vậy với các căn cứ nêu trên, việc dừng huy động phần công suất 172,12 MW chưa có cơ chế giá của nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam là tuân thủ đúng với các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật, EVN khẳng định.
* Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương xử lý vướng mắc tại Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam
Thu Minh
- Lội ngược dòng năm 2024, dệt may sẵn sàng cho các yêu cầu mới (24/10/2022)
- Thị trường carbon rất tiềm năng nhưng doanh nghiệp Việt đã thật sự sẵn sàng để tham gia? (24/10/2022)
- Việt Nam xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục 62,4 tỷ USD trong năm 2024 (24/10/2022)
- Năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SCIC vượt xa so với kế hoạch (24/10/2022)
- Đề xuất cơ chế mua bán điện năng lượng tái tạo trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng sử dụng điện lớn (24/10/2022)
- Bộ trưởng Bộ GTVT: Cần tránh tâm lý nóng vội để hoàn thành 3,000km cao tốc Bắc Nam (24/10/2022)
- Nhóm lừa đảo tín chấp bị buộc bồi thường hơn 18 tỉ đồng (24/10/2022)
- Lời khai việc đưa và nhận hối lộ trong vụ “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 (24/10/2022)
- Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trưởng 12% (24/10/2022)