Thu hút FDI 3 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh so với kỳ năm trước
Không chỉ vốn đăng ký giảm, mà vốn giải ngân cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn chính là nguyên nhân.
Giá điện có thể tăng thế nào sau khi áp khung giá mới
Việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới từ ngày 3/2 là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về mức tăng giá bán lẻ điện bình quân cụ thể trong năm nay.
![]() |
Ngày 3/2, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân mới trong khoảng 1.826,22-2.444,09 đồng/kWh.
So với Quyết định 34/2017 thì mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.606,19 đồng/kWh), tăng 13,7%; Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng 538 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.906,42 đồng/kWh), tăng 28,2%.
Tuy vậy, việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới không đồng nghĩa với việc tăng giá bán điện ngay lập tức mà từ khung này, Bộ Công Thương sẽ quyết định mức giá bán lẻ cụ thể như mức tháng 3/2019. Sau khi có giá mới, EVN sẽ tính toán, công bố các bậc giá cụ thể cho từng đối tượng.
Hiện, giá bán lẻ điện bình quân vẫn ở mức 1.864,44 đồng/kWh, áp dụng từ 3/2019 đến nay.
Có thể vượt mốc 2.000 đồng/kWh
Thống kê trong 15 năm (giai đoạn 2007-2022) cho thấy giá bán lẻ điện đã có 11 lần tăng liên tiếp, mức điều chỉnh trung bình khoảng 92,9 đồng/kWh. Nếu năm nay, giá bản lẻ trung bình tăng bằng mức trung bình trên thì mức giá mới có thể từ 1.864,44 đồng/kWh lên 1.957,34 đồng/kWh, tương ứng 5%.
Một kịch bản khác, giá bán lẻ điện bình quân có thể vượt 1.957,34 đồng/kWh bởi các thông số đầu vào ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh điện tăng rất mạnh trong năm 2022, đặc biệt là biến động của giá nhiên liệu.
Ngoài ra, việc tăng kịch khung không phải là không có cơ sở. Trong bối cảnh EVN ghi nhận mức lỗ lớn nhất trong lịch sử, không loại trừ khả năng cơ quan điều hành sẽ phải cân nhắc tăng giá điện lên mức kịch khung, tức tới 2.444,09 đồng/kWh mặc dù mức giá bán lẻ điện bình quân chưa bao giờ tăng tới mức kịch khung.
Vào tháng 6/2022, EVN tính toán chi phí bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã tăng lên mức 1.915,59 đồng/kWh (không gồm khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện).
Theo đó, nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.864,44 đồng/kWh lên 2.444,09 đồng/kWh, tương ứng 31%. Đây sẽ là kịch bản tăng cao nhất trong lịch sử của giá điện.
Tuy nhiên, mức tăng cụ thể còn căn cứ vào giá thành, cơ cấu nguồn điện (than, dầu, khí) cũng như các loại phí, chênh lệch tỷ giá, đánh tác động đến kinh tế vĩ mô... mà EVN và Bộ Công Thương phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.
Trong 15 năm qua, giá điện đã tăng gấp 2,2 lần từ 842 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh. Trong đó, mức điều chỉnh giá điện cao nhất vào năm 2011 với tỷ lệ điều chỉnh khoảng 17,4% (ngày 1/3/2011 giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.058 đồng/kWh lên 1.242 đồng/kWh).
Theo ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương, hiện nay, các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng dựa trên khung giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân được EVN xây dựng căn cứ theo cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại Quyết định 24/2017.
"Trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân được xây dựng nêu trên và mức điều chỉnh sẽ được quyết định trong khung giá bán lẻ điện bình quân, đồng thời phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương và EVN trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng", ông Hòa cho hay.
Giá bán lẻ điện bình quân được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
Về phương pháp lập giá bán điện bình quân, Quyết định 24/2017 của Thủ tướng đã nêu rõ giá bán điện bình quân được lập hàng năm trên cơ sở chi phí mua điện từ các đơn vị phát điện, chi phí và lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí quản lý chung của Tập đoàn EVN.
Trên thực tế, giá điện bán lẻ được điều chỉnh lần gần nhất là năm 2019. Từ đó đến nay, mặc dù chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào có biến đổi tăng nhưng do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan nên việc điều chỉnh giá bán điện vẫn chưa được thực hiện.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng khi xem xét giá bán điện cần cẩn trọng tất cả các chi phí liên quan như phát điện, truyền tải, bán buôn, bán lẻ... Làm sao phải công khai, minh bạch các chi phí cấu thành giá điện từ đó có mức tăng hợp lý.
"Bởi thực tế, ngành điện rất đa dạng gồm điện than, điện khí, điện gió, điện mặt trời... Vấn đề quan trọng là phải làm rõ cơ cấu giá điện hiện nay ra sao, tỷ trọng điện chiếm tổng sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế ra sao...", ông phân tích.
Theo chuyên gia, đề xuất điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường là hợp lý nhưng điều quan trọng là phải công khai, minh bạch các chi phí các chi phí đầu ra, đầu vào.
Trước đó, EVN đã đề xuất tăng giá điện trong bối cảnh doanh nghiệp này ước lỗ hơn 30.000 tỷ đồng năm 2022 do giá nhiên liệu tăng cao.
Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỷ đồng; trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng.
Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN lũy kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng. Với số lỗ dự kiến trên, EVN nhận định, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, EVN sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.
Hiện, EVN đang thực hiện báo cáo quyết toán chi phí kinh doanh điện năm 2022 và thuê các đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 của EVN cũng như đơn vị thành viên.
Sau khi có báo cáo và đề xuất phương án giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương sẽ cùng các bộ ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp, Hội bảo vệ người tiêu dùng cùng thảo luận và lấy ý kiến.
Sau đó, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ để quyết định mức tăng cũng như thời điểm điều chỉnh tăng giá điện.
Thanh Thương
Không chỉ vốn đăng ký giảm, mà vốn giải ngân cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn chính là nguyên nhân.
Bộ Thương mại Mỹ vừa gia hạn lần thứ sáu thời gian ban hành kết luận cuối vụ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam vào ngày 2/5.
“Chúng tôi mong muốn sẽ sớm được thấy phi hành gia Việt Nam làm việc cùng các đồng nghiệp Mỹ và các nước khác trên trạm vũ trụ quốc tế” - nguyên Đại sứ Mỹ Ted Osius nói.
Ngày 26/03, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã khảo sát hiện trường và làm việc với Bộ Công Thương, Tổng Công ty giấy, UBND tỉnh Long An và các bộ ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bộ Tài chính cho biết đang tiếp tục hoàn thiện báo cáo về thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ với các tuyến cao tốc đầu tư công, để trình Chính phủ báo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua.
Từ đầu năm 2023 đến nay, giao dịch trên thị trường bất động sản ảm đạm, dự án bất động sản nghỉ dưỡng gần như không có thanh khoản. Cùng với đó, giá nhà ở, đất nền trên cả nước xu hướng giảm nhưng mặt bằng giá vẫn ở mức cao.
Bộ Tài chính dự báo thị trường bất động sản trong quý II, III sẽ vẫn tiếp tục xu hướng ảm đạm cả về giá, nhu cầu và sức mua của thị trường.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, việc giải ngân đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp phát triển kinh tế - xã hội. “Cần phải ưu tiên vốn cho các dự án quan trọng, có khả năng giải ngân cao, tránh tình trạng có tiền nhưng không thể dùng”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã gửi hồ sơ phương án giá bán lẻ bình quân năm 2023 sang Bộ Tài chính và chắc chắn có điều chỉnh giá điện trong năm 2023.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển, đồng thời khuyến khích kinh tế xanh, Bộ Tài chính đang đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp từ đó đề nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp với nhiều khoản thu nhập của DNNVV. Các chuyên gia cho rằng, đề xuất này hợp lý nhưng cần có cách thực thi cụ thể, tránh việc xin - cho ưu đãi.
Tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo 9 tỉnh, Bình Dương đã giới thiệu về mô hình phát triển các khu công nghiệp hiện đại, trong đó có Khu công nghiệp Vsip sẽ triển khai xây dựng ở một số địa phương trong thời gian tới.
Hàng loạt vụ án tham ô, đưa hối lộ liên quan đến các dự án đầu tư và mua sắm công đã bị khởi tố và đưa ra xét xử trong thời gian qua, trong đó ngành y tế và giáo dục chiếm tỷ lệ lớn. Một đặc điểm chung của hầu hết các vụ án này là chủ đầu tư đều dễ dàng “làm đúng quy trình”, hoàn tất đầy đủ các thủ tục mà pháp luật về đấu thầu đặt ra.