Phương pháp chiết khấu dòng tiền (Kỳ 3)
DDM là phương pháp định giá tương đối đơn giản, phù hợp để định giá các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm, chính sách trả cổ tức đều đặn và ổn định qua các năm.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, chi đầu tư phát triển đang giảm mạnh, “có thể nói thấp kỷ lục trong lịch sử”. Giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 35-37%, có năm tới 42% so với GDP nhưng năm 2013 chỉ còn 29,1%.
Theo tính toán của Chính phủ, năm 2014 để tăng trưởng GDP khoảng 5,8%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt 30% GDP trở lên. Muốn vậy phải đảm bảo kế hoạch vốn đầu tư phát triển 234.000 tỷ đồng, trong khi đến nay chỉ bố trí được 163.000 tỷ đồng.
Đây là một trong những lý do chính để Chính phủ đề nghị phát hành thêm 170.000 tỷ đồng TPCP. Khi ngân sách đang khó cân đối, xem ra đây là giải pháp cần thiết giải quyết khó khăn nền kinh tế.
Dù cơ bản đồng thuận chủ trương này, nhưng trong phiên thảo luận về ngân sách cuối tuần trước, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn tỏ ra lo lắng. Với mức phát hành 170.000 tỷ đồng TPCP, Chính phủ cho biết nợ công vẫn nằm trong giới hạn cho phép (dưới 65% GDP).
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thẳng thắn nói dù nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng chưa an toàn khi các khoản vay đến hạn trả nợ lại phải vay để đảo nợ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng phải thốt lên “chúng ta phải đi vay để chi đầu tư, toàn phải đi vay để ăn”. Bởi vậy, Chủ tịch yêu cầu phải tính kỹ là vay nhưng lấy tiền ở đâu để trả nợ?
Hiện nay khối lượng huy động vốn TPCP hàng năm đã rất lớn. Trong 3 năm tới, bình quân mỗi năm huy động trên 400.000 tỷ đồng. Trong khi đó, việc huy động trong nước vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tới 80%, vay dài hạn chỉ chiếm 20%, do đó tần suất và mức trả nợ sẽ rất cao.
Mặt khác, việc huy động hoàn toàn phụ thuộc vào các định chế tài chính như ngân hàng thương mại chiếm 86%, công ty bảo hiểm, chứng khoán chiếm 12%, có thể sẽ dẫn đến việc dòng tiền chỉ tập trung vào TPCP, triệt tiêu mục tiêu đầu tư vào sản xuất.
Nhiều ý kiến bày tỏ, thay vì tiếp tục vay nợ để đầu tư, Nhà nước cần khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có. Đây không phải là việc quá khó mà quan trọng là có dám mạnh dạn thay đổi tư duy về quản lý? Thí dụ việc sử dụng nguồn thu cổ tức ở doanh nghiệp nhà nước (DNNN), hay quyết liệt trong việc bán đi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ.
Về nguồn thu cổ tức, có ý kiến lý giải do Nghị quyết Trung ương 3 yêu cầu không đưa vào cân đối để chi thường xuyên mà để lại tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp. Nếu thu cổ tức sau đó Nhà nước lại phải bỏ vốn ngân sách ra đầu tư trở lại cho doanh nghiệp, là vẫn giữ tư duy cũ, vẫn cứ muốn bảo hộ DNNN. Đã là kinh tế thị trường bình đẳng, đầu tư vốn phải thu lợi nhuận. Nguồn lực Nhà nước bỏ ra cho khu vực DNNN lâu nay rất lớn, nhưng lợi nhuận thu về liệu có tương xứng?
Mặt khác, với một doanh nghiệp, phần lợi nhuận thu về thường phân bổ thành nhiều khoản như chi cổ tức, dự phòng rủi ro, một phần để tái đầu tư. Nghĩa là không phải cứ thu cổ tức doanh nghiệp đó về sẽ không còn vốn để tái đầu tư.
Chuyện bán doanh nghiệp cũng tương tự. Nhiều ý kiến nói những doanh nghiệp không cần nắm giữ như Vinamilk nên bán. Nhưng thực tế đây lại là một trong số ít ỏi DNNN nắm giữ cổ phần chi phối đang làm ăn hiệu quả. Liệu Nhà nước có đủ quyết tâm để bán đi “miếng bánh” ngon nhất của mình?
Trong khi đó, những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nếu bán đi phải chấp nhận giá thấp và điều này lại liên quan tới việc cân nhắc lợi ích quốc gia. Đó cũng là nguyên nhân khiến tiến trình cổ phần hóa DNNN chậm chạp, lình xình, bế tắc.
Huy động vốn đã khó, phân bổ nguồn lực thế nào cho đúng địa chỉ càng khó hơn. Nhiều ý kiến tại diễn đàn Quốc hội dứt khoát yêu cầu phải có “điều kiện đi kèm” mới chấp nhận tăng bội chi hay phát hành thêm TPCP. Cụ thể từ nay đến lúc Quốc hội quyết, Chính phủ phải trình hết danh mục chi cho các dự án cụ thể nào, giải pháp giám sát ra sao để chống chạy dự án, chống chi sai mục đích…
Đây là yêu cầu thiết thực bởi lâu nay chúng ta đều biết hiệu quả của đầu tư công rất thấp. Nay do ngân sách lâm vào cảnh “giật gấu, vá vai”, phải đi vay để đầu tư, nên nhất thiết phải đề cao tính hiệu quả của từng đồng vốn.
Theo Sài Gòn đầu tư
DDM là phương pháp định giá tương đối đơn giản, phù hợp để định giá các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm, chính sách trả cổ tức đều đặn và ổn định qua các năm.
Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam vừa thực hiện khởi tố, bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thu Nga, kiểm soát viên tài chính bưu chính Bưu điện huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.
Gia tăng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) là một trong những mục tiêu quan trọng của các ngân hàng hiện nay nhằm giảm chi phí huy động vốn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện có khoảng 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA đạt trên 20%, trong đó 1 ngân hàng đạt trên 50%.
Đêm qua thị trường Mỹ đồng thuận tăng khá mạnh, Dow Jones tăng 618.34 điểm (1.98%) lên 31,880.24 điểm. S&P 500 tăng 72.39 điểm (1.86%), Nadaq tăng 180.66 điểm (1.59%). Điều này phần nào hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong nước sau phiên giảm sâu hôm qua.
Dù thị trường bất động sản tại Hạ Long (Quảng Ninh) thời gian này đã bớt sôi động nhưng giá vẫn tăng, tuy nhiên nhiều môi giới khu vực này cũng khẳng định việc “lướt sóng” không còn dễ dàng như trước. Đáng chú ý, giá biệt thự khu vực này đã lên tới 500 triệu đồng/m2, ngang ngửa với những tuyến phố trung tâm tại Hà Nội.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, mức độ tăng trưởng chậm của hàng hóa qua cảng do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân chính là hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chưa thực sự phục hồi.
Chịu tác động tiêu cực từ đợt giãn cách xã hội, năm 2021 tiếp tục kéo lùi kết quả kinh doanh của Taxi Mai Linh. Tổng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2021 của “ông hoàng taxi qua thời” chạm mốc 1,420 tỷ đồng.
Trung Quốc đóng cửa do Covid-19, lãi suất ở Mỹ tăng và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở châu Âu đang khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy giảm.
Ngày 27/5 tới đây, APFCO sẽ chốt danh sách nhận cổ tức đợt 2/2021 với tỷ lệ 25% qua đó nâng tổng mức cổ tức cho cổ đông năm 2021 lên 40% bằng tiền. Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 10%.
SSI Research ước tính kết quả kinh doanh của các công ty dược phẩm sẽ được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2022 do nhờ doanh thu tốt tại kênh nhà thuốc.
Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tránh đưa ra những quyết định quan trọng dựa trên nỗi sợ hãi, cần tái cân bằng danh mục đầu tư và đánh giá lại khả năng chấp nhận rủi ro.
Thị trường bất động sản Tân Uyên đứng trước sức ép lớn về nguồn cầu nhà ở dành cho giới chuyên gia tại địa phương, đặc biệt sau thông tin khởi công khu công nghiệp VSIP III quy mô 1,000 ha.