Giá điện có thể tăng thế nào sau khi áp khung giá mới
Việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới từ ngày 3/2 là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về mức tăng giá bán lẻ điện bình quân cụ thể trong năm nay.
Ngành đường sắt đặt mục tiêu không lỗ, phấn đầu có lãi từ năm 2023
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục chuyển trọng tâm sang vận tải hàng hóa, từng bước hỗ trợ cho vận tải hành khách nhằm đảm bảo doanh thu và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
![]() Ngành đường sắt đặt mục tiêu không còn lỗ và phấn đấu có lãi từ năm 2023. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
|
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, đặt mục tiêu từ năm 2023 không còn lỗ, thu đủ bù chi, phấn đấu có lãi.
Theo đó, VNR sẽ thực hiện các giải pháp đã phát huy hiệu quả trong năm nay như tổ chức chạy tàu bám sát nhu cầu thị trường; tiếp tục phối hợp với các đơn vị du lịch đưa ra các sản phẩm kết hợp vận chuyển đường sắt-du lịch hấp dẫn; điều chỉnh giá vé, giá cước, chính sách khuyến mại linh hoạt...
Cùng đó, Tổng công ty tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, tiết giảm chi phí, từng bước thu gọn đầu mối trong các đơn vị, bộ phận thuộc thẩm quyền. Trong đó, VNR sẽ sáp nhập 5 chi nhánh đầu máy, từ tháng 1/2023 sẽ chỉ còn 3 chi nhánh; sáp nhập các ban quản lý dự án khu vực; sáp nhập hai Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành...
Theo kế hoạch tình hình sản xuất kinh doanh VNR đưa ra, năm 2022, Công ty mẹ lợi nhuận âm 550 tỷ đồng nhưng đến nay dự kiến chỉ âm 350 tỷ, giảm lỗ 200 tỷ, tương đương giảm khoảng 35%.
Tính đến thời điểm cuối tháng 11/2022, tỷ trọng vận tải hàng hóa đã chiếm đến 55% (trước kia vận tải hàng chỉ chiếm khoảng 35%), vận tải hành khách 45%. Sản lượng vận tải hàng hóa tăng trưởng hơn 26%, doanh thu tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ 2019 là thời điểm chưa có dịch.
“Kết quả này là do ngành đường sắt đã kiên trì các giải pháp chuyển dần trọng tâm sang vận tải hàng hóa để bù đắp cho vận tải hành khách,” lãnh đạo VNR thông tin thêm./.
Việt Hùng
Việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới từ ngày 3/2 là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về mức tăng giá bán lẻ điện bình quân cụ thể trong năm nay.
“Cùng với vốn tín dụng ngân hàng, các kênh khác như vốn chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cũng cần phải khơi thông để cùng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế”.
Mới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) mời các đơn vị tư vấn lập và triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec).
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
Năm 2022, ngành cá tra lập kỳ tích khi mang về kim ngạch xuất khẩu hơn 2,4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng trong kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD của toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra xuất khẩu hầu hết chỉ ở dạng sơ chế…
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã nhận được hàng loạt đơn hàng lớn khi vừa khai xuân và kỳ vọng ngành gạo tiếp tục tỏa sáng trong năm 2023.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Định cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường với hào khí Tây Sơn. Trong hạ tầng chiến lược, tỉnh Bình Định phải chú ý phát triển hàng không, các tuyến cao tốc kết nối, hệ thống cảng biển.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp với một số tổ chức tín dụng để nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, các công ty thép đã gửi thông báo tăng giá sắt thép 3 lần, cùng với đó là dự báo nhiều loại vật liệu xây dựng khác cũng tăng theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, về giá điện, giá điện của nViệt Nam không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề này theo tinh thần lợi ích hài hoà, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đồng thời tránh điều hành "giật cục", cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.
Năm 2023 đối với các doanh nghiệp xi măng được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp này cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định; đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.