Tập đoàn Singapore có thể đầu tư 500-800 triệu USD để xây dựng dự án ở Hưng Yên
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Quảng Ninh sẽ là trung tâm logistics trọng điểm của cả nước
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Quảng Ninh hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và thế giới.
Ngày 4/3, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh. Hội nghị phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh do Bộ Công Thương phối hợp cùng tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Tham gia Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương, địa phương, hiệp hội lớn, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước.
![]() Hội nghị phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh. |
Tham dự hội nghị còn có hơn 600 đại biểu từ các cơ quan bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành; các hiệp hội, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh; các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực logistics để cùng nhau đóng góp ý kiến, giúp Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ dịch vụ logistics trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, logistics là ngành dịch vụ được ví như những “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
![]() Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. |
Trong khi ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển rõ nét, vươn lên đứng ở top đầu các nước có chỉ số logistics thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng khá cao. Bộ trưởng Công Thương cho rằng, Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế hết sức đặc biệt với những tiềm năng, lợi thế vượt trội về tài nguyên khoáng sản, danh lam thắng cảnh.
Một trong những ngành dịch vụ tiềm năng mà Quảng Ninh cũng có lợi thế đặc biệt để phát triển đó chính là logistics, bởi Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế thuận lợi và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gần như hoàn thiện và hiện đại nhất cả nước với đủ 5 loại hình vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển, hàng không), giúp kết nối, giao thương với các tỉnh, thành phố trong cả nước, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng luôn là tỉnh đột phá, đứng đầu cả nước về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Với những lợi thế, tiềm năng nổi trội cùng quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh và nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, Quảng Ninh hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý, Quảng Ninh cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực tại chỗ; tiếp tục đẩy mạnh, đi đầu trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung thúc đẩy ở mức cao nhất chương trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics trong tình hình mới.
![]() Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký. |
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định: Quảng Ninh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics. Những năm qua, tỉnh đã làm tương đối tốt việc phát triển hạ tầng cho logistics, tuy nhiên ngành dịch vụ logistics của tỉnh chưa xứng với tiềm năng.
Hội nghị "Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh" được tổ chức là sự khẳng định quyết tâm của tỉnh trong việc xác định dịch vụ logistics là một ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới. Từ đó, tỉnh sẽ ban hành Nghị quyết và xây dựng Đề án để phát triển dịch vụ logistics, đồng thời huy động nguồn lực thực hiện bằng được mục tiêu này.
Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tập trung thu hút đầu tư để triển khai xây dựng 6 trung tâm logistics lớn của tỉnh, đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quản trị logistics, phát triển logistics gắn với phát triển kinh tế biển, quan tâm thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp uy tín đến với tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực kinh doanh logistics nội địa và quốc tế…
Tại hội nghị, các diễn giả là doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài, chuyên gia từ các hiệp hội, viện nghiên cứu đã trình bày làm rõ hơn những thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh và đưa ra nhiều giải pháp, đề xuất nhằm giúp Quảng Ninh phát huy tiềm năng, thế mạnh, nội lực để tích cực phát triển dịch vụ logistics, đi thẳng vào hiện đại, tận dụng hết các thế mạnh tự nhiên và con người, thực hiện thành công ba khâu đột phá chiến lược để tạo được những thành tựu bứt phá trong lĩnh vực này.
![]() Quảng Ninh sẽ là trung tâm logistics trọng điểm của cả nước. |
Với những động thái tích cực trên cộng với lực đẩy từ quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được thông qua mới đây, Quảng Ninh sẽ tiếp tục có thêm nhiều cơ hội để phát triển, sớm hiện thực hóa giấc mơ trở thành trung tâm logistics Bắc bộ. Theo quy hoạch, Quảng Ninh sẽ trở thành một trong những cửa ngõ trung chuyển hướng biển của khu vực, đầu tàu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế. Trong đó Chính phủ cũng đã đặt kỳ vọng dịch vụ tổng hợp hiện đại sẽ ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh.
Đến năm 2050, Quảng Ninh sẽ là trung tâm logistics, cửa ngõ trung chuyển vận tải đa phương thức kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN; sân bay quốc tế Vân Đồn thành trung tâm logistics của Việt Nam, hướng tới là điểm trung chuyển cho Đông Nam Á.
Hoàng Dương
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Hiện có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472,62MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Sáng 02/06/2023, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh và xúc tiến đầu tư diễn ra vào ngày 28/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: “Tôi không thích dùng từ tháo gỡ vướng mắc khó khăn đâu, mà phải đồng hành với người dân và doanh nghiệp. Kiến tạo phát triển, coi sự phát triển của người dân và doanh nghiệp là của bản thân chính quyền chúng ta, trách nhiệm của chúng ta. Chờ người ta khó khăn rồi mới tháo gỡ thì có khi không còn cơ hội mà tháo gỡ”.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, các vị đại biểu Quốc hội cho rằng trong quá trình phát triển, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, đề nghị cần ưu tiên bố trí nguồn lực, vật lực, tài lực đúng mức để tạo một cơ sở hạ tầng số và các điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp công cụ, phương tiện, giải pháp cho chuyển đổi số.
Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công khởi sắc, công nghiệp tăng trưởng thoát âm, môi trường kinh doanh cải thiện...giúp kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng trong quý II-2023.
Đây là dự báo của Standard Chartered đưa ra trong báo cáo nghiên cứu “Future of Trade: New opportunities in high-growth corridors” (tạm dịch: Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao).
Phát biểu về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, đằng sau cộng đồng doanh nghiệp là người lao động và các gia đình, của người dân nói chung. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ là phần nổi của tảng băng, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng gặp phải khó khăn chồng chất.
EVN cho biết, tính đến 17h30 ngày 31/5, có 46 dự án điện tái tạo chuyển tiếp (nhỡ giá FIT) đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện, trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW chính thức được phát điện lên lưới.
Trước thực trạng hệ thống doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có những giải pháp cấp bách, thậm chí là vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
TAND TP.HCM xác định các bị cáo không được hưởng lợi đối với số tiền 22 tỉ đồng, trong đó toàn bộ thất thoát từ quỹ khen thưởng đã được tổng công ty thu hồi.
Đến nay một số dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh.