Thu hút FDI 3 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh so với kỳ năm trước
Không chỉ vốn đăng ký giảm, mà vốn giải ngân cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn chính là nguyên nhân.
TP Hồ Chí Minh giải trình các vấn đề về thu phí hạ tầng cảng biển
Trong tổng số hàng hóa qua cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 40% là hàng hóa làm thủ tục thông quan tại Thành phố Hồ Chí Minh; 55% hàng hóa thuộc các địa phương khác.
![]() Hoạt động bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
|
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển (thu phí hạ tầng cảng biển) trên địa bàn thành phố, nêu rõ cơ sở pháp lý và các mức thu, chênh lệch mức thu phí hạ tầng cảng biển...
Cuối năm 2020, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ban hành mức thu phí hạ tầng cảng biển, triển khai từ ngày 1/7/2021.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hội đồng Nhân dân Thành phố đã hai lần thông qua Nghị quyết lùi thời hạn thu phí và chính thức thu từ 1/4/2022.
Mức thu đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/container 40ft và 2,2 triệu đồng với container 20ft.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài Thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/container 20ft; 1 triệu đồng/container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng mức thu là 250.000 đồng/container 20ft; 500.000 đồng/cont với container 40ft và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp theo quy định. Đó là mức thu phí xây dựng trên nguyên tắc phù hợp khả năng đóng góp của người nộp, thuận lợi cho người thu phí và người nộp phí; mức thu phí xây dựng phù hợp việc sử dụng kết cấu hạ tầng cũng như việc đóng góp các khoản phí, thuế cho ngân sách; phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, để hạn chế số lượng các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra, vào thành phố trong giai đoạn hạ tầng giao thông chưa thể đáp ứng như hiện nay thì cần thiết có giải pháp kinh tế.
Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC, mức thu phí của Thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn thu phí tại cửa khẩu biên giới Lạng Sơn, Lào Cai, Tây Ninh... và tương đương mức thu phí của Hải Phòng.
Đồng thời, mức thu phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng cao hơn so với mở tờ khai tại thành phố nhằm điều tiết giao thông, giảm áp lực lên hệ thống hạ tầng thành phố thông qua việc nâng cao mức phí để các doanh nghiệp tại các địa phương khác lựa chọn việc vận chuyển hàng hóa đến các bến cảng biển khác thuộc các địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Theo thống kê, sản lượng hàng thông qua cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 là hơn 168 triệu tấn, vượt xa so với số liệu dự báo của Bộ Giao thông Vận tải vào năm 2030 là 159,9 triệu tấn. Đồng thời, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Công trình Hàng hải lập, báo cáo tháng 10/2020 cũng dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 đạt 236,9 triệu tấn.
Trong tổng số hàng hóa qua cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 40% là hàng hóa làm thủ tục thông quan tại Thành phố Hồ Chí Minh; 55% hàng hóa thuộc các địa phương khác làm thủ tục thông quan tại các địa phương ngoài Thành phố Hồ Chí Minh; 5% là hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu.
Như vậy, 60% hàng hóa đi vào, ra khỏi thành phố sử dụng kết cấu hạ tầng và dịch vụ tiện ích của thành phố.
Với tình hình lưu lượng hàng hóa vận chuyển qua khu vực cửa khẩu cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh như trên đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các khu bến cảng, vốn đã thiếu và quy mô nhỏ.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ban đầu mức thu phí xây dựng cho xuất nhập khẩu hàng hóa container 20ft là 500.000 đồng/cont; container 40ft là 1 triệu đồng/cont; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 30.000 đồng/tấn.
Sau khi xem xét việc đóng góp các khoản phí, thuế cho ngân sách và điều kiện xã hội, thành phố xác định giảm 50% mức phí cho các doanh nghiệp mở tờ khai là những doanh nghiệp đóng góp ngân sách thành phố.
Còn về kiến nghị của Bộ Tài chính xem xét sớm điều chỉnh mức thu phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai trong và ngoài thành phố là như nhau, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Thành phố mới triển khai thu phí hạ tầng cảng biển được hơn 1 tháng nên chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá.
Do đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Giao thông Vận tải tiếp tục theo dõi tình hình thu phí hạ tầng cảng biển và ghi nhận các ý kiến góp ý của các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành để tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thu phí, rà soát sự phù hợp.
Trường hợp cần sửa đổi, Ủy ban Nhân dân Thành phố sẽ trình Hội đồng Nhân dân Thành phố sửa đổi Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND trong thời gian sớm nhất./.
Tiến Lực
Không chỉ vốn đăng ký giảm, mà vốn giải ngân cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn chính là nguyên nhân.
Bộ Thương mại Mỹ vừa gia hạn lần thứ sáu thời gian ban hành kết luận cuối vụ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam vào ngày 2/5.
“Chúng tôi mong muốn sẽ sớm được thấy phi hành gia Việt Nam làm việc cùng các đồng nghiệp Mỹ và các nước khác trên trạm vũ trụ quốc tế” - nguyên Đại sứ Mỹ Ted Osius nói.
Ngày 26/03, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã khảo sát hiện trường và làm việc với Bộ Công Thương, Tổng Công ty giấy, UBND tỉnh Long An và các bộ ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bộ Tài chính cho biết đang tiếp tục hoàn thiện báo cáo về thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ với các tuyến cao tốc đầu tư công, để trình Chính phủ báo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua.
Từ đầu năm 2023 đến nay, giao dịch trên thị trường bất động sản ảm đạm, dự án bất động sản nghỉ dưỡng gần như không có thanh khoản. Cùng với đó, giá nhà ở, đất nền trên cả nước xu hướng giảm nhưng mặt bằng giá vẫn ở mức cao.
Bộ Tài chính dự báo thị trường bất động sản trong quý II, III sẽ vẫn tiếp tục xu hướng ảm đạm cả về giá, nhu cầu và sức mua của thị trường.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, việc giải ngân đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp phát triển kinh tế - xã hội. “Cần phải ưu tiên vốn cho các dự án quan trọng, có khả năng giải ngân cao, tránh tình trạng có tiền nhưng không thể dùng”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã gửi hồ sơ phương án giá bán lẻ bình quân năm 2023 sang Bộ Tài chính và chắc chắn có điều chỉnh giá điện trong năm 2023.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển, đồng thời khuyến khích kinh tế xanh, Bộ Tài chính đang đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp từ đó đề nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp với nhiều khoản thu nhập của DNNVV. Các chuyên gia cho rằng, đề xuất này hợp lý nhưng cần có cách thực thi cụ thể, tránh việc xin - cho ưu đãi.
Tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo 9 tỉnh, Bình Dương đã giới thiệu về mô hình phát triển các khu công nghiệp hiện đại, trong đó có Khu công nghiệp Vsip sẽ triển khai xây dựng ở một số địa phương trong thời gian tới.
Hàng loạt vụ án tham ô, đưa hối lộ liên quan đến các dự án đầu tư và mua sắm công đã bị khởi tố và đưa ra xét xử trong thời gian qua, trong đó ngành y tế và giáo dục chiếm tỷ lệ lớn. Một đặc điểm chung của hầu hết các vụ án này là chủ đầu tư đều dễ dàng “làm đúng quy trình”, hoàn tất đầy đủ các thủ tục mà pháp luật về đấu thầu đặt ra.