Thu hút FDI 3 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh so với kỳ năm trước
Không chỉ vốn đăng ký giảm, mà vốn giải ngân cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn chính là nguyên nhân.
Dịch vụ
Vinasoy và những dấu ấn mới trên bản đồ sữa quốc tế
Bên cạnh việc giữ vững “ngôi vương” ngành sữa đậu nành trong nước, Vinasoy tiếp tục ghi nhận tin vui trong mảng xuất khẩu nhờ sự tích cực khai phá những thị trường quốc tế tiềm năng.
Niềm tự hào sữa đậu nành Việt trên hành trình “vươn ra biển lớn”
Đồng hành cùng đời sống dinh dưỡng của người tiêu dùng khắp cả nước từ năm 1997, Vinasoy là nhà sản xuất nhiều năm liên tiếp giữ vị trí dẫn đầu trong ngành hàng sữa đậu nành uống liền. Theo số liệu của Nielsen vào tháng 8/2021, “ông lớn” này chiếm lĩnh 92.2% thị phần sản lượng sữa đậu nành bao bì giấy toàn quốc. Không chỉ vậy, Vinasoy được công ty phân tích dữ liệu toàn cầu GlobalData UK công bố là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nằm trong top 5 công ty sữa đậu nành lớn nhất thế giới 3 năm liên tiếp từ 2018 đến 2021.
Nếu ví hành trình bền bỉ chinh phục người tiêu dùng và tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường nội địa của Vinasoy như một cây xanh đã được chăm sóc, vun xới để bám rễ sâu vào lòng đất, thì những tán cây ấy đang không ngừng tỏa ra mạnh mẽ, mở đường đưa sản phẩm Vinasoy xuất khẩu tới các thị trường quốc tế.
Vừa qua, Vinasoy ghi dấu ấn tên tuổi sữa đậu nành “Made in Việt Nam” ngày càng đậm nét trên bản đồ sữa thế giới bằng việc tiếp tục cho sản phẩm “lên kệ” các thị trường lớn, giàu tiềm năng. Cụ thể, sản phẩm Vinasoy có mặt ở gần 200 cửa hàng châu Á tại Mỹ, các chuỗi cửa hàng tiện lợi của người Việt tại Seoul, Ansan - Hàn Quốc; tiếp tục phủ thêm 400 cửa hàng chuỗi Don Quijote - Nhật Bản và hiện diện tại 10 cửa hàng nằm trong chuỗi cửa hàng tiện lợi 1 Stop Mart ở thủ đô Yangon cùng 2 chợ truyền thống ở thành phố Bago của Myanmar.
![]() Sản phẩm Fami tại 1 cửa hàng ở Myanmar
|
Sự kiện này là “quả ngọt” - thành công tiếp nối cho hành trình nỗ lực với tầm nhìn phát triển bền vững và chiến lược đầu tư, kinh doanh bài bản. Trước đó, cột mốc “vươn ra biển lớn” của Vinasoy bắt đầu từ năm 2020 khi “chào sân” 11 trang thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc. Năm 2021, sữa đậu nành của Vinasoy chính thức góp mặt tại các siêu thị Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt, sản phẩm đã phủ sóng rộng rãi gần như hầu hết lãnh thổ đất nước Mặt Trời Mọc, với gần 1,000 cửa hàng và siêu thị Châu Á trải dài trên 45/47 tỉnh thành.
![]() Các sản phẩm của Vinasoy trên kệ ở chợ châu Á tại Mỹ…
|
![]() …và chuỗi siêu thị Don Quijote tại Nhật
|
Sức mạnh và tầm nhìn của “người khổng lồ” ngành sữa
Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Myanmar đều là những thị trường có sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên đi cùng đó là những thách thức đặt ra về chất lượng sản phẩm, nhiều tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt nơi cửa khẩu các nước, cũng như sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty nội địa, tập đoàn hàng đầu trên bản đồ sữa thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh hai năm qua, những ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến chuỗi sản xuất - cung ứng đứt gãy, gây khó khăn gấp bội cho nhiều cơ sở kinh doanh, việc mang thương hiệu Việt chinh phục nơi “xứ người” càng cho thấy những nỗ lực bền bỉ của doanh nghiệp có vị thế số 1 thị trường sữa đậu nành Việt.
![]() Chuyến xe chở lô hàng sữa đậu nành Fami đầu tiên sang Hàn Quốc
|
Để có được thành tựu này, ngoài tập trung đầu tư vào yếu tố cốt lõi là đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và đạt chuẩn quốc tế khắt khe nhờ vào việc mở rộng vùng nguyên liệu, tăng cường đầu tư hệ thống nhà máy với dây chuyền công nghệ hiện đại, Vinasoy đã dành nhiều năm tâm huyết nghiên cứu sở thích, khẩu vị của người tiêu dùng, có những cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị kĩ lưỡng, tìm kiếm cách tiếp cận phù hợp để giải bài toán về giá cả, cách thức phân phối, xây dựng nhận diện thương hiệu, chiến lược truyền thông đóng vai trò quan trọng giúp Vinasoy tự tin bước vào những sân chơi lớn mang tầm khu vực và thế giới.
![]() Vinasoy nghiên cứu kĩ lưỡng về người tiêu dùng ở các nước xuất khẩu nhằm điều chỉnh quy cách đóng gói, bao bì, khẩu vị… để có thể tiếp cận với người tiêu dùng nước bạn
|
Đại diện Vinasoy cho biết xuất khẩu thị trường nước ngoài là một trong những bước đi thuộc chiến lược dài hạn, đầu tư có chiều sâu nhằm duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự kiện “gia nhập” thành công các thị trường lớn lần này đánh dấu bước tiến mới cho Vinasoy trong việc thúc đẩy tăng trưởng của ngành hàng sữa đậu nành Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội gia tăng sự hiện diện của thương hiệu Việt nói chung trên thị trường quốc tế.
Qua 1/4 thập kỉ với bao thăng trầm, Vinasoy vẫn duy trì hình ảnh một doanh nghiệp luôn vận động, sẵn sàng chuyển mình cho những bước tiến xa hơn. Từ sản phẩm lõi là sữa đậu nành, mới đây, “người khổng lồ” có động thái mở rộng phát triển ngành Dinh dưỡng từ thực vật qua việc cho ra mắt dòng sữa chua uống thực vật đầu tiên tại Việt Nam - Veyo Yogurt. Đây được xem là bước đi đón đầu xu hướng lựa chọn thực phẩm xanh của người tiêu dùng giai đoạn hậu COVID-19.
Bề dày kinh nghiệm và thành quả 25 năm tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm với đậu nành cùng sự chuẩn bị đầy đủ, kĩ càng từ đầu tư nhân lực, trang thiết bị máy móc, vùng nguyên liệu chính là tiền đề vững chắc cho Vinasoy sẵn sàng mở lối tiến vào sân chơi rộng lớn hơn, khai phá những giá trị vàng và tiến xa hơn trong lĩnh vực tiềm năng này.
Với sức mạnh và vị thế đã được khẳng định cùng tinh thần “luôn trong tâm thế của người khởi nghiệp”, chắc chắn trong tương lai gần, không chỉ sữa đậu nành mà nhiều dòng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao khác của Vinasoy sẽ đến với người tiêu dùng Việt Nam và khắp các châu lục, chắp cánh cho niềm tự hào thương hiệu Việt vươn đến tầm vóc toàn cầu.
Không chỉ vốn đăng ký giảm, mà vốn giải ngân cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn chính là nguyên nhân.
Bộ Thương mại Mỹ vừa gia hạn lần thứ sáu thời gian ban hành kết luận cuối vụ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam vào ngày 2/5.
“Chúng tôi mong muốn sẽ sớm được thấy phi hành gia Việt Nam làm việc cùng các đồng nghiệp Mỹ và các nước khác trên trạm vũ trụ quốc tế” - nguyên Đại sứ Mỹ Ted Osius nói.
Ngày 26/03, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã khảo sát hiện trường và làm việc với Bộ Công Thương, Tổng Công ty giấy, UBND tỉnh Long An và các bộ ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bộ Tài chính cho biết đang tiếp tục hoàn thiện báo cáo về thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ với các tuyến cao tốc đầu tư công, để trình Chính phủ báo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua.
Từ đầu năm 2023 đến nay, giao dịch trên thị trường bất động sản ảm đạm, dự án bất động sản nghỉ dưỡng gần như không có thanh khoản. Cùng với đó, giá nhà ở, đất nền trên cả nước xu hướng giảm nhưng mặt bằng giá vẫn ở mức cao.
Bộ Tài chính dự báo thị trường bất động sản trong quý II, III sẽ vẫn tiếp tục xu hướng ảm đạm cả về giá, nhu cầu và sức mua của thị trường.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, việc giải ngân đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp phát triển kinh tế - xã hội. “Cần phải ưu tiên vốn cho các dự án quan trọng, có khả năng giải ngân cao, tránh tình trạng có tiền nhưng không thể dùng”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã gửi hồ sơ phương án giá bán lẻ bình quân năm 2023 sang Bộ Tài chính và chắc chắn có điều chỉnh giá điện trong năm 2023.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển, đồng thời khuyến khích kinh tế xanh, Bộ Tài chính đang đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp từ đó đề nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp với nhiều khoản thu nhập của DNNVV. Các chuyên gia cho rằng, đề xuất này hợp lý nhưng cần có cách thực thi cụ thể, tránh việc xin - cho ưu đãi.
Tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo 9 tỉnh, Bình Dương đã giới thiệu về mô hình phát triển các khu công nghiệp hiện đại, trong đó có Khu công nghiệp Vsip sẽ triển khai xây dựng ở một số địa phương trong thời gian tới.
Hàng loạt vụ án tham ô, đưa hối lộ liên quan đến các dự án đầu tư và mua sắm công đã bị khởi tố và đưa ra xét xử trong thời gian qua, trong đó ngành y tế và giáo dục chiếm tỷ lệ lớn. Một đặc điểm chung của hầu hết các vụ án này là chủ đầu tư đều dễ dàng “làm đúng quy trình”, hoàn tất đầy đủ các thủ tục mà pháp luật về đấu thầu đặt ra.