Sau một mùa hè đầy biến động tại TTCK và thị trường ngoại hối, hệ thống tài chính Trung Quốc và cộng đồng doanh nhân cùng nhau đứng bên bờ vực. Bên cạnh đó, từng dòng vốn lũ lượt chảy ra khỏi đất nước 1,37 tỷ dân cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp càng làm tăng thêm sự bất ổn. Sắp tới, quyết định tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ lại là một cơn gió ngược chiều khác mà các nhà đầu tư và các công ty phải đối mặt.
Giữa tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa ra một quyết định khiến cả thế giới phải sững sờ. Theo đó, đồng nhân dân tệ bị phá giá. Tuy nhiên, theo các lý thuyết hợp lý nhất thì động thái này được cho là để đón đầu quyết định tăng lãi suất của Fed.
Quyết định giảm giá đồng nhân dân tệ không phải được đưa ra trong một sớm một chiều mà áp lực giảm giá đã được hình thành trong vài tháng. Nếu NHTW cứ tiếp tục đợi cho đến khi Fed nâng lãi suất rồi mới từ bỏ kiểm soát và phá giá đồng nhân dân tệ thì mức giảm sẽ còn lớn hơn con số 3% nhiều lần.
Một giao dịch viên ngoại hối tại một ngân hàng tầm trung ở Thượng Hải nhận định, “mọi thứ hiện nay đều rối ren. Tôi không cho rằng thị trường chỉ đang tập trung vào quyết định của Fed, đó chỉ là một trong nhiều điều phải lo lắng”.
Quan chức Trung Quốc cho rằng quyết định tăng lãi suất ở bên kia bờ Đại Tây Dương có ảnh hưởng trực tiếp tương đối nhỏ đến nền kinh tế. Áp lực suy giảm nền kinh tế Trung Quốc vốn đến từ các tác nhân nội tại như sản lượng công nghiệp dư thừa, tồn kho bất động sản và khả năng cạnh tranh xuất khẩu suy giảm.
Ngược lại, một vài nhà kinh tế học lại cho rằng chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ có thể thổi phồng làn sóng nguồn vốn chảy ra khỏi Trung Quốc. Chỉ tính riêng tháng 8, khối lượng dòng vốn chảy ra đã lên tới 150 tỷ USD. Theo số liệu từ Citi group, tổng khối lượng này trong cả năm tính đến cuối tháng 7 đã lên tới hơn 500 tỷ USD.
Sức mạnh tăng lên của đồng USD cùng với sự giảm giá của đồng nhân dân tệ tạo ra xu hướng lôi kéo những người đang nắm giữ tài sản được định giá bằng đồng nhân dân tệ chuyển sang đồng đô la Mỹ.
Các nhà hoạch định chính sách sẽ lâm vào thế khó xử nếu luồng vốn cứ tiếp tục chảy ra và nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ tốc độ ì ạch như hiện nay. Kể từ tháng 11 năm ngoái, ngân hàng Trung ương đã cắt giảm lãi suất 4 lần. Một vài nhà kinh tế học đang kêu gọi chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa để giảm thiểu chi phí huy động vốn và để chiến đấu với giảm phát.
Theo Trí thức trẻ
- Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện (10/09/2015)
- Con số thiệt hại trong 5 vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn giữ vai trò chủ mưu (10/09/2015)
- Công ty con của KBC tăng mạnh vốn để làm khu công nghiệp Lộc Giang gần 5.2 ngàn tỷ (10/09/2015)
- Soi mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sàn HOSE (10/09/2015)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (10/09/2015)
- Temu gây bão toàn cầu nhưng công ty mẹ PDD vẫn chìm trong sóng gió (10/09/2015)
- Ngành hàng không “cất cánh” trong quý 3 (10/09/2015)
- Phó Tổng phụ trách Tài chính DCL nộp đơn từ nhiệm (10/09/2015)
- Chủ tịch Cao su Tân Biên bất ngờ xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ bất thường (10/09/2015)