Nguyên TGĐ TH True Milk mổ xẻ vụ "không có đối thủ" của bà Thái Hương
Đăng 08/08/2012 | 08:58 GMT+7 |
Từng là Phó tổng Giám đốc Vinamilk, sau đó chuyển sang làm Tổng Giám đốc cho TH True Milk, ông Trần Bảo Minh hiểu rất rõ điểm mạnh và điểm yếu của cả hai "đối thủ" này.
Đánh giá thị trường, ông Trần Bảo Minh kết luận: “Tới năm 2015, TH Milk đứng đầu về sữa tươi là chắc chắn luôn. Điều đó khỏi cần phải bàn. Đây là con số nhìn thấy được, không phải phân tích nhiều”. Nhưng ông Minh cũng một lần nữa nhắc lại: “Tôi đang nói là đứng đầu thị phần sữa tươi, TH Milk giữ vị trí số 1 là chắc chắn còn cả thị trường sữa thì lớn lắm, 3 tỷ đô - Ai làm sao đứng đầu được!”.
Cuối năm 2006, khi về Vinamilk, Trần Bảo Minh đã từng bước xây dựng hình ảnh thương hiệu cho nhãn hàng này. Ông đã xử lý khủng hoảng thành công đối với tai nạn mạt sắt trong sữa bột, đẩy doanh số bán hàng sữa bột Vinamilk lên rất nhanh, vượt qua Nutifood. Sau đó, ông Minh cũng xử lý thành công khủng hoảng vụ sữa hoàn tươi, giúp thị phần này qua mặt Dutch Lady.
Cuối năm 2006, khi về Vinamilk, Trần Bảo Minh đã từng bước xây dựng hình ảnh thương hiệu cho nhãn hàng này. Ông đã xử lý khủng hoảng thành công đối với tai nạn mạt sắt trong sữa bột, đẩy doanh số bán hàng sữa bột Vinamilk lên rất nhanh, vượt qua Nutifood. Sau đó, ông Minh cũng xử lý thành công khủng hoảng vụ sữa hoàn tươi, giúp thị phần này qua mặt Dutch Lady.
Với sự góp tay của Trần Bảo Minh, cuộc cách mạng marketing của Vinamilk đã đạt được thành công khi tạo ra hình ảnh tươi mới cho các nhãn hàng chính của mình. Người tiêu dùng ấn tượng với nhãn hiệu mới “sữa tươi tiệt trùng 100%” có sự khác biệt rõ ràng với các nhãn sữa tươi khác.
Giữa năm 2009, rời Vinamilk, Trần Bảo Minh chuyển sang làm cho hãng sữa được coi là “đối thủ” của Vinamilk. Ngày TH True Milk ra sản phẩm đầu tiên, nguyên Phó tổng giám đốc Vinamilk Trần Bảo Minh đã nói với bà Thái Hương: phân tích trên thị trường, TH True Milk có hai đối thủ. Tuy nhiên, bà Hương đã trả lời: “Tôi nói tôi không có đối thủ”.
Trao đổi với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc của TH Milk – người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng trang trại sữa TH Milk (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết: 2 đối thủ mà ông nhắc tới ở đây là Vinamilk và Duch Lady. “Hai đơn vị chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam, một anh chiếm bốn mấy phần trăm, một anh chiếm ba mấy phần trăm. Chỉ cần nhìn vào những con số, ai cũng sẽ thấy rất rõ điều này”.
Với tuyên bố của bà Hương “tôi không có đối thủ”, theo ông Trần Bảo Minh: Cần phải làm rõ vị trí “đứng đầu” ở đây có nghĩa là"đứng đầu"ở phân khúc sản phẩm nào.
Bởi lẽ, nếu nhìn vào ngành sữa, chế phẩm sữa thì có nhiều loại. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, thị trường sữa Việt Nam có hơn 300 loại sản phẩm có thương hiệu, thuộc các công ty lớn khác nhau bao gồm cả sữa đặc, sữa bột, sữa nước và có cả sữa chua. Riêng sữa chua lại chia ra làm 2 loại là sữa chua ăn, sữa chua uống. Ngoài ra còn có phô mai…
“TH Milk thêm một năm nữa có thể đứng đầu trong ngạch sữa tươi”, ông Trần Bảo Minh nhấn mạnh một cách cụ thể.
Ông Minh giải thích: Theo tiêu chuẩn Việt Nam, sữa tươi phải sản xuất 100% từ sữa tươi nguyên liệu. “Còn nếu nói sữa nước, tức là mua sữa bột về để hoàn nguyên thì không phải là sữa tươi” – ông Minh nói.
Theo nguồn tin từ nguyên TGĐ TH Milk này thì năm nay, sữa tươi của TH đã đạt được doanh số khoảng 2.000 tỷ trên một thị trường khoảng 7.000 tỷ. Như vậy, trên thực tế TH True Milk đã đạt được khoảng 30%. Nếu năm sau đạt ngưỡng 3.500 – 3.700 tỷ (như kế hoạch mà bà chủ Thái Hương dự kiến), doanh thu thị trường lên khoảng gần 8.000 tỷ thì TH Milk vẫn chiếm tới trên dưới 40%.
Từ những con số và suy luận đó, ông Trần Bảo Minh kết luận: “Tới năm 2015, TH Milk đứng đầu về sữa tươi là chắc chắn luôn. Điều đó khỏi cần phải bàn. Đây là con số nhìn thấy được, không phải phân tích nhiều”. Nhưng ông Minh cũng một lần nữa nhắc lại: “Tôi đang nói là đứng đầu thị phần sữa tươi, TH Milk giữ vị trí số 1 là chắc chắn còn cả thị trường sữa thì lớn lắm, 3 tỷ đô - Ai làm sao đứng đầu được!”.
Giữa năm 2009, rời Vinamilk, Trần Bảo Minh chuyển sang làm cho hãng sữa được coi là “đối thủ” của Vinamilk. Ngày TH True Milk ra sản phẩm đầu tiên, nguyên Phó tổng giám đốc Vinamilk Trần Bảo Minh đã nói với bà Thái Hương: phân tích trên thị trường, TH True Milk có hai đối thủ. Tuy nhiên, bà Hương đã trả lời: “Tôi nói tôi không có đối thủ”.
Trao đổi với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc của TH Milk – người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng trang trại sữa TH Milk (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết: 2 đối thủ mà ông nhắc tới ở đây là Vinamilk và Duch Lady. “Hai đơn vị chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam, một anh chiếm bốn mấy phần trăm, một anh chiếm ba mấy phần trăm. Chỉ cần nhìn vào những con số, ai cũng sẽ thấy rất rõ điều này”.
Với tuyên bố của bà Hương “tôi không có đối thủ”, theo ông Trần Bảo Minh: Cần phải làm rõ vị trí “đứng đầu” ở đây có nghĩa là"đứng đầu"ở phân khúc sản phẩm nào.
Bởi lẽ, nếu nhìn vào ngành sữa, chế phẩm sữa thì có nhiều loại. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, thị trường sữa Việt Nam có hơn 300 loại sản phẩm có thương hiệu, thuộc các công ty lớn khác nhau bao gồm cả sữa đặc, sữa bột, sữa nước và có cả sữa chua. Riêng sữa chua lại chia ra làm 2 loại là sữa chua ăn, sữa chua uống. Ngoài ra còn có phô mai…
“TH Milk thêm một năm nữa có thể đứng đầu trong ngạch sữa tươi”, ông Trần Bảo Minh nhấn mạnh một cách cụ thể.
Ông Minh giải thích: Theo tiêu chuẩn Việt Nam, sữa tươi phải sản xuất 100% từ sữa tươi nguyên liệu. “Còn nếu nói sữa nước, tức là mua sữa bột về để hoàn nguyên thì không phải là sữa tươi” – ông Minh nói.
Theo nguồn tin từ nguyên TGĐ TH Milk này thì năm nay, sữa tươi của TH đã đạt được doanh số khoảng 2.000 tỷ trên một thị trường khoảng 7.000 tỷ. Như vậy, trên thực tế TH True Milk đã đạt được khoảng 30%. Nếu năm sau đạt ngưỡng 3.500 – 3.700 tỷ (như kế hoạch mà bà chủ Thái Hương dự kiến), doanh thu thị trường lên khoảng gần 8.000 tỷ thì TH Milk vẫn chiếm tới trên dưới 40%.
Từ những con số và suy luận đó, ông Trần Bảo Minh kết luận: “Tới năm 2015, TH Milk đứng đầu về sữa tươi là chắc chắn luôn. Điều đó khỏi cần phải bàn. Đây là con số nhìn thấy được, không phải phân tích nhiều”. Nhưng ông Minh cũng một lần nữa nhắc lại: “Tôi đang nói là đứng đầu thị phần sữa tươi, TH Milk giữ vị trí số 1 là chắc chắn còn cả thị trường sữa thì lớn lắm, 3 tỷ đô - Ai làm sao đứng đầu được!”.
Theo ông Trần Bảo Minh: Sau một năm nữa, cùng với dự án trang trại bò sữa "có quy mô lớn nhất ngành sữa Việt Nam cũng như Đông Nam Á" (theo lời giới thiệu của TH Milk), TH Milk sẽ đứng đầu trong ngạch sữa tươi, còn cả thị trường sữa thì "làm sao đứng đầu được!".
Chia sẻ với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, ông Minh cũng nêu lên những thuận lợi mà TH Milk đang có. Ông cho biết: “Lượng sữa tươi ở Việt Nam chỉ có bấy nhiêu thôi, các công ty khác muốn phát triển cũng cần phải có thời gian để chăn nuôi bò, trong khi đó, TH Milk đã có bò rồi”.
Mặc dù hiện tại, TH Milk vẫn chưa có nhà máy sản xuất sữa riêng, phải thuê nhà máy sữa ở Hưng Yên để gia công sản xuất, tuy nhiên, ông Minh đánh giá: Nhà máy không quan trọng bằng trang trại bò. TH Milk có thể mua lại nhà máy đó hoặc xây nhà máy, nếu có tiền thì chỉ cần 2 tháng đặt hàng và 6 tháng lắp là xong, máy sẽ chạy hết công suất. Do đó, liên quan tới nhà máy sản xuất sữa, theo quan điểm của ông Minh đó không phải là vấn đề lớn.
“Tôi nghĩ trang trại – cái quyết định trong vòng 3 – 5 năm, thậm chí dài hơn là 5 – 7 năm, muốn sản xuất sữa thì phải có nguyên liệu sữa mà nguyên liệu sữa ở đây là sữa tươi. Trong vòng 5 – 10 năm tới, ai làm chủ nguồn nguyên liệu sữa tươi, tức là có trang trại bò sữa (làm ra được sữa tươi) thì người đó sẽ nắm được quyền quyết định trong thị phần đó”, ông Minh nhấn mạnh.
Mặc dù hiện tại, TH Milk vẫn chưa có nhà máy sản xuất sữa riêng, phải thuê nhà máy sữa ở Hưng Yên để gia công sản xuất, tuy nhiên, ông Minh đánh giá: Nhà máy không quan trọng bằng trang trại bò. TH Milk có thể mua lại nhà máy đó hoặc xây nhà máy, nếu có tiền thì chỉ cần 2 tháng đặt hàng và 6 tháng lắp là xong, máy sẽ chạy hết công suất. Do đó, liên quan tới nhà máy sản xuất sữa, theo quan điểm của ông Minh đó không phải là vấn đề lớn.
“Tôi nghĩ trang trại – cái quyết định trong vòng 3 – 5 năm, thậm chí dài hơn là 5 – 7 năm, muốn sản xuất sữa thì phải có nguyên liệu sữa mà nguyên liệu sữa ở đây là sữa tươi. Trong vòng 5 – 10 năm tới, ai làm chủ nguồn nguyên liệu sữa tươi, tức là có trang trại bò sữa (làm ra được sữa tươi) thì người đó sẽ nắm được quyền quyết định trong thị phần đó”, ông Minh nhấn mạnh.
Tiểu Phương (GDVN)
Tin liên quan
- IDP muốn rót 1.5 triệu đô vào Philippines sau khi vay hơn 2.1 ngàn tỷ đồng từ 3 ngân hàng (08/08/2012)
- BIG mở hai công ty kinh doanh nông sản, tập trung loại trái cây xuất khẩu tỷ USD hằng năm (08/08/2012)
- Đừng bỏ lỡ: "Trump 2.0 - Cơ hội hay thách thức cho hàng hóa và chứng khoán 2025?" (08/08/2012)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/11: Quán tính rơi vẫn còn (08/08/2012)
- Làm đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp Việt không liên kết sẽ thua trên sân nhà (08/08/2012)
- Ngành dệt may quý 3: Ai bế tắc, ai nở hoa? (08/08/2012)
- Một cá nhân sinh năm 1990 làm Tổng và Phó Tổng Giám đốc 3 công ty họ FLC (08/08/2012)
- VietstockFinance: Ra mắt công cụ Technical Rating – bắt ngay tín hiệu mua bán cổ phiếu theo thời gian thực (08/08/2012)
- Ngày 19/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (08/08/2012)
Phát Đạt tất toán lô trái phiếu 270 tỷ đồng (26/09/2023)
Khi nào EVN sẽ thoái vốn tại PGV? (14/06/2022)
Hướng dẫn tham gia đấu giá cổ phiếu AAA (17/06/2022)
Ông Nguyễn Đức Chung bị đề nghị thêm 2-3 năm tù (26/08/2023)
Chân dung CapitaLand (06/04/2023)
Dám nhìn thẳng vào cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước (24/05/2022)