Chiến lược mới
Có mặt trên thị trưởng suốt 20 năm qua, thương hiệu Vinamit đã có chỗ đứng trong tâm trí người Việt với định hướng “Nâng tầm giá trị cho nông sản Việt Nam”. Vinamit đã thành công trong việc chinh phục người tiêu dùng bằng uy tín chất lượng sản phẩm. Thế mạnh của Vinamit không chỉ ở vị trí tiên phong trong việc khai phá thị trường trái cây sấy, mà còn ở việc kiểm soát rất tốt chuỗi cung ứng nguyên liệu tại các vùng nông nghiệp trọng điểm. Vinamit đã hoàn thành vai trò của một thương hiệu Việt ở quy mô nhỏ đến trung bình, nhưng nếu muốn bước vào sân chơi lớn ở phạm vi quốc tế với doanh số hàng ngàn tỉ đồng/năm thì điều đó vẫn chỉ là điều kiện cần.
Ông Trần Bảo Minh với kinh nghiệm và khả năng marketing đã được chứng tỏ tại các tập đoàn quốc tế mới chính là điều kiện đủ. Với ban điều hành mới, Vinamit đã đặt ra cho mình mục tiêu trở 1 thành cầu nối giữa người 1 nông dân với người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là không chỉ đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, mà Vinamit sẽ còn đầu tư nhiều cho chuỗi giá trị sản phẩm, từ công nghệ trồng trọt, chế biến đến hậu thu hoạch, rồi hệ thống phân phối, tiếp thị… trên thực tế, Vinamit cũng đã ấp ủ các dự án này khá lâu, mà minh chứng thể hiện ở việc xây dựng các nhà máy tại Đăklak, Hải Dương, Kiên Giang và thậm chí cả ở Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Tái cấu trúc thương hiệu
Ông Trần Bảo Minh cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra một bản sắc mới cho Vinamit - thương hiệu vốn chỉ hướng đến đại diện cho người nông dân và nền nông nghiệp Việt Nam - sẽ lột xác trở thành một thương hiệu của triệu triệu người tiêu dùng, hướng đến một thị trường và khách hàng rộng lớn hơn. Để thực hiện điều đó, trước mắt Vinamit sẽ cần tái cầu trúc thương hiệu. Những nhãn hiệu con không làm nổi bật tính cách thương hiệu cần được cắt bỏ. Hàng loạt các thương hiệu đi theo dòng sản phẩm như Vinatural, Tenders, Salsa, Barley… sẽ phải sắp xếp lại, kể cả thương hiệu LV vốn được kỳ vọng khai thác một phân khúc khác biệt so với Vinamit cũng cần được làm mới. Việc nuôi quá nhiều cái tên sẽ làm ngân sách marketing bị chia sẻ, người làm thương hiệu sẽ không đủ điều kiện để đưa thương hiệu vào trí nhớ người tiêu dùng. Điều quan trọng hiện nay là Vinamit cần tập trung nuôi dưỡng cho tốt một thương hiệu duy nhất - Vinamit - và làm cho cái tên ấy đại diện cả những giá trị lý tính và cảm tính của dòng sản phẩm nông nghiệp. Mục tiêu tương lai là khi nói đến các sản phẩm nông nghiệp, người tiêu dùng nghĩ đến Vinamit và ngược lại. Khi đã trở thành một thương hiệu mạnh, một cái tên quen thuộc, cái tên ấy sẽ quay trở lại để bảo trợ cho các thương hiệu của từng dòng sản phẩm.
Làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu
Một trong những khó khăn lớn của việc cải tổ đó là việc làm mới và đồng nhất hóa hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamit. Mặc dù màu tím đặc trưng của Vinamit không phải là màu của ngành hàng thực phẩm, nhưng người tiêu dùng cũng đã quen thuộc và ghi nhận, thậm chí rất nhiều đối thủ cạnh tranh của Vinamit đã bắt chước để sử dụng cho bao bì sản phẩm. Do vậy Vinamit có thể tiếp tục gây ấn tượng với người tiêu dùng bằng màu sắc này và cũng cần tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, hệ thống nhận diện thương hiệu mới sẽ phải phù hợp với chiến lược phát triển của Vinamit tới đây.
Chiến dịch marketing tổng lực
Nhìn vào những gì ông Trần Bảo Minh đã làm ở Vinamilk, mà điển hình là với thương hiệu Sữa tươi 100%, Vfresh… có thể thấy Vinamit sẽ cần một chiến dịch marketing - tổng lực 360o với các hoạt động quảng cáo, PR rầm rộ. Trong khi đó, từ trước tới nay Vinamit thường marketing theo kiểu “du 1 kích” bằng các chiến dịch kích hoạt thương hiệu, CSR như các hoạt động bán hàng tại hội chợ, các hoạt động cộng đồng… Để nâng tầm cho thương hiệu, Vinamit cần tập trung vào khâu yếu nhất hiện nay là xây dựng một 1 đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, chủ yếu là ở khâu kinh doanh và marketing, nhằm sẵn sàng cho việc đáp ứng nhu cầu khách hàng ở phạm vi quốc gia và quốc tế với sự chuyên nghiệp hóa cao nhất. Để thực hiện những ý đồ trên đây, Vinamit rõ ràng sẽ cần một ngân sách marketing không nhỏ. Đây sẽ là một trong những rào cản mà ông Trần Bảo Minh và các cộng sự cẩn phải vượt qua.
Một trong những điểm mạnh khác đã giúp Vinamit thu hút được nhân tài như ông Trần Bảo Minh, đó là khả năng bước ra thị trường quốc tế - đó là điều mà ông Minh khó có thể tìm thấy được ở Vinamilk hai Pepsi. Với sức mạnh hiện hữu và tiềm tàng của Vinamit, cộng thêm kinh nghiệm và kỹ năng của Trần Bảo Minh, thương hiệu Vinamit sẽ thực sự trở thành một người khổng lồ? Chúng ta sẽ cùng chờ xem liệu đội ngũ đã cùng Trần Bảo Minh tạo nên nhiều thành tích tại Pepsi và Vinamilk có thể lặp lại điều kỳ diệu một lần nữa tai Vinamit.
- PNJ thu hơn 3,100 tỷ đồng trong tháng 10 (12/08/2009)
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (12/08/2009)
- CII dùng 3.7 triệu cp LGC đảm bảo cho lô trái phiếu 108 tỷ đồng (12/08/2009)
- TP. Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024 (12/08/2009)
- Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Chiến lược của Temu đang hủy hoại thương hiệu nội địa (12/08/2009)
- Kế toán trưởng SP2 nộp đơn từ nhiệm sau khi Công ty nhận quyết định xử phạt thuế (12/08/2009)
- Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện (12/08/2009)
- Con số thiệt hại trong 5 vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn giữ vai trò chủ mưu (12/08/2009)
- Công ty con của KBC tăng mạnh vốn để làm khu công nghiệp Lộc Giang gần 5.2 ngàn tỷ (12/08/2009)