Dù tâm lý không còn hoảng loạn như ở tuần trước, nhưng nhà đầu tư vẫn bán ra dồn dập với giá sàn với mục tiêu duy nhất là “cắt lỗ” khi mà những thông tin tiêu cực vẫn còn hết sức mù mờ.
Gần 300 mã giảm kịch sàn, trên tổng số 420 mã giảm giá cho thấy sự bi quan của thị trường đến mức nào. Đặc biệt trên cả hai sàn, tổng khối lượng dư mua chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
CII là mã tăng giá duy nhất trong rổ VN30 và MSN là mã duy nhất đứng giá. Trong khi đó, các mã còn lại đều giảm. Rất nhiều mã giảm kịch sàn với dư mua trống rỗng có thể kể đến gồm EIB, CTG, PVF, DPM, REE, VCB, HPG, FPT… Riêng STB chỉ giảm nhẹ 100 đồng xuống 20,000 đồng/cp và giao dịch xấp xỉ 2.8 triệu đơn vị. MBB giảm 500 đồng và được mua vào nhiều nhất với trên 3.25 triệu đơn vị.
SSI và ITA được giao dịch lần lượt 1.88 triệu và 1.63 triệu đơn vị. DRC, MBB, VSH, VIC… là những mã được khối ngoại mua vào nhiều nhưng lại đạt khá thấp so với phiên trước. Điều này cho thấy khối ngoại cũng đang dần ngại rủi ro với thị trường.
Tổng khối lượng giao dịch tại HOSE trong phiên chỉ đạt 42.32 triệu đơn vị, giảm hơn ½ so với cuối tuần trước. Giá trị giao dịch đạt 645 tỷ đồng.
Sàn Hà Nội, diễn biến cũng hết sức bi quan. Gần như toàn bộ cổ phiếu lớn tại sàn này đều giảm sàn và có dư mua hoàn toàn bằng không.
Tổng khối lượng giao dịch cũng đạt mức thấp, với gần 35 triệu đơn vị, tương đương 320 tỷ đồng. HNX-Index cuối phiên mất tổng cộng 2.8 điểm, tương ứng 4.44%, đóng cửa tại 60.31 điểm.
---------------------------------
Phiên sáng: Tràn ngập nỗi lo, nhà đầu tư tiếp tục tháo chạy
Cho đến hết buổi sáng, áp lực bán tháo của nhà đầu tư vẫn chưa dừng lại mà không ngừng được đẩy mạnh. Dư bán sàn chất đống, trong khi lực cầu bắt đáy gần như không còn.
Với gần 400 mã giảm giá và hơn ½ số đó giảm kịch sàn nhưng thanh khoản lại sụt giảm mạnh so với phiên trước. Giao dịch gần như bế tắt ở nửa cuối buổi do bên mua chủ yếu đứng nhìn “cơn lũ dữ” đang quét qua thị trường, thay vì ồ ạt bắt đáy như ở phiên trước.
Do vậy, giao dịch cả buổi sáng ở hai sàn chỉ đạt khoảng 60 triệu đơn vị, tương ứng 716 tỷ đồng. Trong đó, HOSE có 32.9 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 464 tỷ đồng và HNX có 27.24 triệu đơn vị, tương đương 252 tỷ đồng.
Một loạt cổ phiếu bluechips giảm sàn với dư yếu ớt gồm ITA, EIB, OGC, PVF, IJC, BVH, HAG, SSI, NTL, GAS… đặc biệt EIB vẫn còn dư bán giá sàn hơn 1 triệu đơn vị. Nhiều mã khác trong rỗ VN30 rớt trên vài phần trăm.
Kết quả chỉ số VN-Index đánh mất 12.4 điểm, tương ứng 3.1% xuống 387.32 điểm.
Sàn Hà Nội cũng rớt đậm, khi HNX-Index mất 2.66 điểm, tương đương 4.21% xuống 60.45 điểm.
Hàng loạt cổ phiếu lớn chìm trong “biển máu” với áp lực bán mạnh như PVX, SCR, ACB, VCG, BVS… tổng cộng 115 mã.
Riêng VND, KLS, SHB do lực cầu bắt đáy tương đối khá nên tạm dừng ngay trước mức giá sàn.
----------------------------------------------
9h45: "Lũ lại tràn bờ"
Chỉ một vài phút cầm cự đầu phiên, nhà đầu tư lại đua nhau tháo chạy với áp lực bán mạnh mẽ, tương tự những gì đã xảy ra ở 3 phiên hoảng loạn tuần trước. “Cơn lũ” sáng nay đã cuốn trôi hết những thành quả đạt được trong thứ Sáu (24/08).
Chỉ trong vòng 45 phút mở cửa, VN-Index có lúc giảm hơn 12 điểm, tức mất khoảng 3%, trong khi HNX-Index giảm về sát mức 60 điểm, tức vượt xa con số 3% của sàn thành phố.
Tuy nhiên, với nỗ lực của bên mua, đà giảm có phần chững lại nhưng vẫn còn rất lớn. Đến 9h45, HNX-Index tạm thời giảm 3.5% xuống 60.91 điểm và VN-Index mất 11.5 điểm, tức 2.86% về 388 điểm.
Số lượng chứng khoán giảm giá chiếm khoảng ½ thị trường, với 165 mã. Phần lớn các mã chủ chốt đều giảm từ hơn 3% trở lên, đáng chú ý là việc STB, PVF, EIB, OGC… có lượng bán ra chiếm tuyệt đối. Tổng số cổ phiếu giảm sàn có gần 90 mã.
Thị trường chứng kiến sự tăng trần bất ngờ của PXT, BT6, D2D, LM8, HU3, SCD… nhưng giao dịch rất thấp.
Sàn Hà Nội cũng chứng kiến áp lực giảm sàn của ACB, PVX, DCS… và đà giảm của nhiều mã khác. SHB cũng quay về mốc tham chiếu.
Giao dịch trên hai sàn lúc này khoảng 30 triệu đơn vị, tương đương 336 tỷ đồng.
Mở cửa: Chưa hết lo sợ, nhà đầu tư tiếp tục xả hàng
Nhà đầu tư vẫn chưa thể “nguôi ngoai” sau khi thị trường trải qua biến cố lớn. Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ đã quay trở lại sau một phiên hồi phục và giao dịch cũng thận trọng hơn do lực cầu bắt đáy yếu.
Không có nhiều giao dịch được thực hiện trong những phút mở cửa, HNX-Index giảm hơn 2% ngay khi mở cửa, nhưng số mã giảm giá chỉ hơn 50 và gần 30 mã tăng giá.
Lúc 9h15, chỉ số HNX-Index giảm 1.37 điểm xuống 2.17% xuống 61.74 điểm. Giao dịch đạt khoảng 3.36 triệu đơn vị, tương đương 30 tỷ đồng.
Các mã cổ phiếu lớn đều chìm trong sắc đỏ, nhưng biên độn giảm không quá lớn, ngoại trừ ACB giảm hơn 5.5% xuống còn 20,500 đồng/cp. Tuy vậy, lượng dư bán của ACB vẫn chưa bằng so với hai mã PVX, VND hay PVX có dư bán hàng triệu đơn vị.
Đáng chú ý là việc SHB tăng nhẹ 100 đồng/cp sau thông tin ngân hàng này tham gia tái cấu trúc Thủy sản Bình An (BAF).
Sàn HOSE cũng đảo chiều giảm, chỉ số VN-Index mất 4.35 điểm trong đợt khớp lệnh thứ nhất, tương ứng 1.09% xuống 395.37 điểm. Trong nhóm bluechips, hầu như chưa có mã nào giảm sàn dù trước đó áp lực bán của MSN, BVH… là khá mạnh.
Sau đợt khớp lệnh thứ nhất, VNM, MSN, VIC khớp ở mức tham chiếu, BVH giảm hơn 4% lùi về dưới 34,000 đồng/cp. Một số mã có biên độ giảm mạnh khác như SSI, HAG, VCB…
Thị trường ghi nhận 78 mã giảm giá, chỉ có 19 mã tăng. Giao dịch đạt khoảng 2.4 triệu đơn vị, tương đương 33 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lượng bán ra bắt đầu áp đảo khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục, lần lượt EIB, STB, OGC, DRC, BVH, NTL… đồng loạt giảm sàn kéo VN-Index mất hơn 9 điểm, lùi về sát mốc 390 điểm. Giao dịch đẩy mạnh, với hơn 7 triệu đơn vị khớp lệnh tính đến 9h26.
Tương tự, HNX-Index cũng đang giảm mạnh hơn 3% xuống dưới mốc 61 điểm.
Viết Vinh (Vietstock)
ffn
- Vi phạm công bố thông tin, một công ty xử lý rác bị phạt tiền (27/08/2012)
- Chủ tịch Nghiêm Xuân Huy kiêm nhiệm Tổng Giám đốc VNSC (27/08/2012)
- Đồng Nai gỡ vướng pháp lý cho dự án Aqua City (27/08/2012)
- Vietstock Daily 20/11/2024: Áp lực điều chỉnh gia tăng (27/08/2012)
- IDP muốn rót 1.5 triệu đô vào Philippines sau khi vay hơn 2.1 ngàn tỷ đồng từ 3 ngân hàng (27/08/2012)
- BIG mở hai công ty kinh doanh nông sản, tập trung loại trái cây xuất khẩu tỷ USD hằng năm (27/08/2012)
- Đừng bỏ lỡ: "Trump 2.0 - Cơ hội hay thách thức cho hàng hóa và chứng khoán 2025?" (27/08/2012)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/11: Quán tính rơi vẫn còn (27/08/2012)
- Làm đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp Việt không liên kết sẽ thua trên sân nhà (27/08/2012)