“Vốn định vào Myanmar có thể chuyển hướng sang Việt Nam”
Chính biến ở Myanmar có thể buộc những nhà đầu tư có ý định rót vốn vào nước này phải thay đổi kế hoạch, chuyển vốn sang những thị trường thay thế, đặc biệt là Việt Nam.
Cần 128,3 tỷ USD để phát triển điện cho 10 năm tới
Đây là tổng vốn đầu tư phát triển điện lực cho giai đoạn 2021-2030 được đưa ra tại dự thảo đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Bộ Công Thương công bố lấy ý kiến bộ ngành liên quan.
Đối giai đoạn 2031-2045, tổng vốn đầu tư phát triển điện lực khoảng 192,3 tỷ USD, trong đó cho nguồn điện là 140,2 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 52,1 tỷ USD.
|
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, với dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đạt bình quân 6,6%/ năm, giai đoạn 2031 – 2045 bình quân 5,7%/ năm, dự báo điện thương phẩm năm 2030 đạt 491 tỷ kWh, năm 2045 đạt 877 tỷ kWh. Hệ số đàn hồi điện thương phẩm/GDP đạt 1,13 lần năm 2030 và giảm xuống 0,58 lần năm 2045 (năm 2020 hệ số này là 1,20).
Dự thảo cho biết, tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137,2 GW, trong đó nhiệt điện than: 27%; nhiệt điện khí 21%; thủy điện 18%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%, nhập khẩu khoảng gần 4%; thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%).
Năm 2045 tổng công suất đặt của nguồn điện đạt gần 276,7GW (trong đó nhiệt điện than: 18%; nhiệt điện khí 24%; thủy điện 9%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác trên 44%, nhập khẩu khoảng gần 2%, thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng 3%).
Dự thảo cho rằng, cơ cấu nguồn điện cho thấy Quy hoạch điện VIII khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và 44% năm 2045. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của trên thế giới.
Quy hoạch điện VIII đề xuất tiếp tục xây dựng hệ thống truyền tải điện 500kV để truyền tải điện từ các trung tâm nguồn điện lớn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ về các trung tâm phụ tải lớn của Việt Nam tại Tp.HCM và đồng bằng Sông Hồng. Tăng cường lưới điện truyền tải liên kết để hỗ trợ truyền tải công suất liên miền Bắc – Trung – Nam.
Vấn đề truyền tải điện bằng đường dây một chiều cũng đã được đặt ra và nghiên cứu, xem xét trong Quy hoạch điện VIII. Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030 cần xây dựng thêm tổng cộng khoảng 86 GVA công suất trạm 500kV và gần 13.000 km ĐZ, giai đoạn 2031 – 2045 cần xây dựng thêm khoảng 103 GVA công suất trạm 500kV và gần 6.000 km ĐZ. Lưới điện 220kV tương ứng cần xây dựng 95 GVA, gần 21.000 km ĐZ và 108 GVA, hơn 4.000 km ĐZ.
Với chương trình phát triển lưới điện này, Bộ Công Thương cho rằng, lưới điện của Việt Nam sơ bộ đáp ứng được tiêu chí N-1 đối với cung cấp điện cho các phụ tải, tiêu chí N-2 đối với các phụ tải đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng lưới điện thông minh, áp dụng công nghệ 4.0 trong truyền tải điện cũng được nghiên cứu, tính toán và đề xuất trong quy hoạch điện.
Với nhu cầu phát triển điện như trên, tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 khoảng 128,3 tỷ USD, trong đó: cho nguồn điện là 95,4 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 32,9 tỷ USD. Cơ cấu trung bình vốn đầu tư nguồn và lưới là 74%/26%. Giai đoạn 2021 – 2030, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỷ USD (9,5 tỷ USD cho nguồn và 3,3 tỷ USD cho lưới).
Tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2031-2045 khoảng 192,3 tỷ USD, trong đó: cho nguồn điện là 140,2 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 52,1 tỷ USD. Cơ cấu trung bình vốn đầu tư cho nguồn và lưới là 73%/27%. Giai đoạn 2031 – 2045, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỷ USD (9,3 tỷ USD cho nguồn và 3,4 tỷ USD cho lưới).
Chi phí biên bình quân cho phần nguồn sản xuất điện là 8,8 UScent/kWh giai đoạn 2021-2030 và 9,6 UScent/kWh giai đoạn 2021-2045, chi phí biên bình quân đến lưới phân phối là 11,4 Uscent/kWh giai đoạn 2021-2030 và 12,3 Uscent/kWh giai đoạn 2021-2045.
M.Chung
Chính biến ở Myanmar có thể buộc những nhà đầu tư có ý định rót vốn vào nước này phải thay đổi kế hoạch, chuyển vốn sang những thị trường thay thế, đặc biệt là Việt Nam.
Năm 2021 cắt giảm thực chất về quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo đảm không để phát sinh quy định không cần thiết.
Trong tháng 1/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 657.35 triệu USD, tăng 78.57% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 598.07 triệu USD, tăng lần lượt 84.61% so với tháng 1/2020 và 56.51% so với tháng 12/2020.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) vẫn triển khai bình thường cho dù một đối tác đã rút khỏi liên danh đầu tư dự án.
Lý do gia hạn thời hạn truy tố đối với bị can Tất Thành Cang và 18 bị can khác, là vì theo Viện KSND TP.HCM cần thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Ba khó khăn, thách thức lớn nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới sáng tạo là: Nguồn lao động đông đảo; 97% doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa và những bất cập trong việc triển khai các hiệp định thương mại vào cuộc sống.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì 16/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 là Sản xuất phân phối, điện, nước, gas; Vận tải kho bãi và Khai khoáng với tỷ lệ tăng lần lượt là 220%; 53.2% và 50%.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) thông tin Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan, có hiệu lực từ ngày 23/2/2021.
Việt Nam vừa trải qua kỳ nghỉ Tết Tân Sửu với làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 khi những ca nhiễm ở Hải Dương bùng phát và lan rộng. Các trường học, trước và sau Tết tại nhiều địa phương buộc phải chuyển sang học trực tuyến. Một lần nữa, ZoomMeeting (thường gọi là Zoom) và một số công cụ học tập hay hội nghị trực tuyến khác lại... gặp thời.
Theo dự báo sáng sủa nhất, để ngành dệt may trở lại đạt được ngưỡng tiêu thụ của năm 2019 cũng phải cần đến hết quý III/2022. Còn theo kịch bản phục hồi chậm, thì phải hết năm 2023 ngành này mới phục hồi hoàn toàn.
Bị cáo buộc gây thiệt hại cho Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí tổng số tiền là 543 tỉ đồng trong vụ án Ethanol Phú Thọ, ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh phải hầu toà.