Tập đoàn Singapore có thể đầu tư 500-800 triệu USD để xây dựng dự án ở Hưng Yên
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Đề nghị điều tra sai phạm liên quan đến Tổng công ty Vận tải thủy
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Bộ Công an và Viện KSND Tối cao tiếp nhận hồ sơ để điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến việc cổ phần hóa, thoái vốn của Tổng công ty Vận tải thủy.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có thông báo kết luận thanh tra, đồng thời chuyển hồ sơ liên quan đến việc cổ phần hóa và thoái vốn sai, mất vốn của Nhà nước tại các cảng Việt Trì, Ninh Phúc và Hà Nội của Tổng công ty Vận tải thủy sang Bộ Công an và Viện KSND Tối cao để điều tra làm rõ.
Theo thông báo kết luận thanh tra của TTCP, tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ GTVT, trong đó, bao gồm việc cổ phần hóa Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO).
![]() Vi phạm xảy ra tại Tổng công ty Vận tải thủy. |
Từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2016, Bộ GTVT đã thực hiện 2 lần thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP. Từ tháng 4/2016 đến nay, Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP không còn vốn Nhà nước đầu tư và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Theo kết luận của TTCP, trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa VIVASO, cần thực hiện xác nhận, đối chiếu công nợ và phải được khách nợ, chủ nợ ký biên bản. Tuy nhiên, trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp VIVASO, đã xác nhận, đối chiếu cả những khoản công nợ khi chưa được khách nợ, chủ nợ ký biên bản đối chiếu, vi phạm quy định của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, cảng Hà Nội cũng đã vi phạm Luật Kế toán khi không theo dõi khoản công nợ phải thu của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng trên sổ sách kế toán với số tiền trên 16 tỷ đồng. "Việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa và thoái vốn đã sai mất vốn Nhà nước với số tiền trên 16 tỷ đồng và cần phải được xử lý theo quy định" -TTCP nêu rõ.
Mặt khác, TTCP còn cho rằng, phương án cổ phần hóa của VIVASO thiếu chính xác, tài sản cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay chưa được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, có nguy cơ lãng phí vốn đầu tư với số tiền gần 135 tỷ đồng.
Theo đó, TTCP đã kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao tiếp nhận hồ sơ liên quan nội dung cổ phần hoá đối với các tài sản hình thành từ việc sử dụng nguồn vốn WB6 (cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc) với tổng giá trị đầu tư gần 135 tỷ đồng và việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, thoái vốn sai, mất vốn Nhà nước tại cảng Hà Nội với số tiền trên 16 tỷ đồng để điều tra, xử lý theo quy định.
Cùng với đó, TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Tài Chính, UBND thành phố Hà Nội tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan để xảy ra các vi phạm thuộc trách nhiệm, thẩm quyền.
Minh Đức
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Hiện có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472,62MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Sáng 02/06/2023, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh và xúc tiến đầu tư diễn ra vào ngày 28/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: “Tôi không thích dùng từ tháo gỡ vướng mắc khó khăn đâu, mà phải đồng hành với người dân và doanh nghiệp. Kiến tạo phát triển, coi sự phát triển của người dân và doanh nghiệp là của bản thân chính quyền chúng ta, trách nhiệm của chúng ta. Chờ người ta khó khăn rồi mới tháo gỡ thì có khi không còn cơ hội mà tháo gỡ”.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, các vị đại biểu Quốc hội cho rằng trong quá trình phát triển, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, đề nghị cần ưu tiên bố trí nguồn lực, vật lực, tài lực đúng mức để tạo một cơ sở hạ tầng số và các điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp công cụ, phương tiện, giải pháp cho chuyển đổi số.
Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công khởi sắc, công nghiệp tăng trưởng thoát âm, môi trường kinh doanh cải thiện...giúp kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng trong quý II-2023.
Đây là dự báo của Standard Chartered đưa ra trong báo cáo nghiên cứu “Future of Trade: New opportunities in high-growth corridors” (tạm dịch: Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao).
Phát biểu về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, đằng sau cộng đồng doanh nghiệp là người lao động và các gia đình, của người dân nói chung. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ là phần nổi của tảng băng, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng gặp phải khó khăn chồng chất.
EVN cho biết, tính đến 17h30 ngày 31/5, có 46 dự án điện tái tạo chuyển tiếp (nhỡ giá FIT) đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện, trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW chính thức được phát điện lên lưới.
Trước thực trạng hệ thống doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có những giải pháp cấp bách, thậm chí là vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
TAND TP.HCM xác định các bị cáo không được hưởng lợi đối với số tiền 22 tỉ đồng, trong đó toàn bộ thất thoát từ quỹ khen thưởng đã được tổng công ty thu hồi.
Đến nay một số dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh.