Giá điện có thể tăng thế nào sau khi áp khung giá mới
Việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới từ ngày 3/2 là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về mức tăng giá bán lẻ điện bình quân cụ thể trong năm nay.
Lãi suất ngân hàng quá cao, nhiều doanh nghiệp không thể cầm cự nổi
“Muốn làm ăn có lãi thì phải có vốn để mua nguyên liệu, nhưng với lãi suất cao, khách hàng muốn trả chậm nên nhiều DN dệt may không thể cầm cự nổi” - bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng văn phòng đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam tại TPHCM - cho hay.
Kỳ vọng
Trong buổi giới thiệu về Triển lãm nguồn cung ứng quốc tế diễn ra ngày 6/12, tại TPHCM, ông Cao Văn Đồng - Ban chấp hành Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương - cho biết, Bình Dương có 1.500 DN trong ngành gỗ nhưng có tới trên 80% DN giảm 50% giờ làm. So với đầu năm 2022, ngành gỗ của Bình Dương giảm 70% năng lực về xuất khẩu.
“Chúng tôi hỗ trợ các DN bằng cách tổ chức các triển lãm, hội chợ để kết nối, bán hàng. Các hội chợ quốc tế chính là cơ hội để DN gỗ và nhiều lĩnh vực khác trong nước tìm kiếm người mua hàng, phát triển và mở thêm thị trường mới” – ông Đồng nói.
![]() Triển lãm nguồn cung ứng quốc tế sẽ là cơ hội để nhiều DN tìm kiếm thêm khách hàng, thị trường mới |
Chia sẻ về tình hình DN dệt may, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng văn phòng đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam tại TPHCM - cho biết, cuối năm 2021, khi Việt Nam mở cửa trở lại sau dịch, lượng đơn hàng về ào ạt. Đây được coi như giai đoạn hoàng kim của ngành dệt may. Các DN khẩn trương tuyển thêm lao động để kịp tiến độ đơn hàng. Thế nhưng, tình hình chỉ khởi sắc đến giữa năm 2022 thì bắt đầu đảo chiều. Sợi cotton trong nước gần như không bán được, tồn kho rất nhiều. Ngành may nếu thiếu đơn hàng trong khi lao động lại đông, không biết DN sẽ trụ lại như thế nào.
“Chúng tôi kỳ vọng qua hội chợ, các DN Việt có cơ hội tìm thêm nhiều người mua hàng mới, có thêm thị trường mới. Trước giờ, ngành dệt may quá tập trung vào xuất khẩu, bán hàng theo dạng B2B (DN với DN) nhưng bây giờ tôi cho rằng, DN cần phải DN bán hàng theo dạng B2C (DN và người tiêu dùng cá nhân), chinh phục giấc mơ bán hàng ra thế giới” - bà Mai chia sẻ.
Triển lãm nguồn cung ứng quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, dự kiến diễn ra ngày 26-28/4/2023 tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn (quận 7, TPHCM). |
Kiến nghị hỗ trợ DN
Theo bà Mai, lãi suất ngân hàng quá lớn. Khi hàng hóa không tiêu thụ được, người mua yêu cầu trả chậm thì các nhà máy trong nước chịu một áp lực rất lớn về tài chính.
“Muốn làm ăn có lãi thì phải có vốn để mua nguyên liệu, nhưng với lãi suất cao, khách hàng muốn trả chậm nên nhiều DN dệt may không thể cầm cự nổi” - bà Mai nói.
![]() Doanh nghiệp dệt may cố gắng cầm cự để vượt bão (ảnh tại Công ty Việt Thắng Jean) |
Trước tình hình đó, đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam đề nghị DN cần linh động, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa thị trường. Đối với thị trường châu Âu và những thị trường có những Hiệp định thương mại tự do (FTA), đây cũng là cơ hội cho DN. Tại đây DN sẽ được giảm thuế nếu thỏa mãn các cam kết về quy tắc xuất xứ, về lao động, môi trường làm việc… để chúng ta có cơ hội có khách hàng.
Các hiệp hội kiến nghị Nhà nước, Chính phủ cần có chính sách để hỗ trợ DN, như đồng hành cùng DN hỗ trợ người lao động đón Tết; có những chính sách về miễn, giảm, giãn thuế để DN có thêm động lực vượt qua giai đoạn này. Các hiệp hội cũng khuyến nghị các DN phải đồng hành cùng nhau, san sẻ về đơn hàng, thị trường…
Ông Hu Wei - Tổng Giám đốc Global Sources - chia sẻ, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nhiều DN trên toàn cầu đang tích cực tìm kiếm nhà cung ứng tại đây. Dữ liệu của công ty cho thấy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, logictics toàn cầu bị gián đoạn nhưng đơn đặt hàng tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy, rất nhiều DN trên toàn cầu đang tập trung tìm kiếm nguồn cung và đơn hàng tại đây.
Uyên Phương
Việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới từ ngày 3/2 là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về mức tăng giá bán lẻ điện bình quân cụ thể trong năm nay.
“Cùng với vốn tín dụng ngân hàng, các kênh khác như vốn chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cũng cần phải khơi thông để cùng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế”.
Mới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) mời các đơn vị tư vấn lập và triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec).
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
Năm 2022, ngành cá tra lập kỳ tích khi mang về kim ngạch xuất khẩu hơn 2,4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng trong kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD của toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra xuất khẩu hầu hết chỉ ở dạng sơ chế…
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã nhận được hàng loạt đơn hàng lớn khi vừa khai xuân và kỳ vọng ngành gạo tiếp tục tỏa sáng trong năm 2023.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Định cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường với hào khí Tây Sơn. Trong hạ tầng chiến lược, tỉnh Bình Định phải chú ý phát triển hàng không, các tuyến cao tốc kết nối, hệ thống cảng biển.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp với một số tổ chức tín dụng để nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, các công ty thép đã gửi thông báo tăng giá sắt thép 3 lần, cùng với đó là dự báo nhiều loại vật liệu xây dựng khác cũng tăng theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, về giá điện, giá điện của nViệt Nam không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề này theo tinh thần lợi ích hài hoà, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đồng thời tránh điều hành "giật cục", cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.
Năm 2023 đối với các doanh nghiệp xi măng được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp này cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định; đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.