TP. Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ khảo sát các chỉ số về tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động và hiệu lực của hệ thống sở ban ngành và chính quyền địa phương, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (với khối địa phương) và vai trò của người đứng đầu sở ban ngành, chính quyền địa phương.
Khảo sát DDCI được tiến hành từ tháng 12/2024 - tháng 01/2025, tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư đang triển khai dự án, các hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.
DDCI (District and Department Competitiveness Index - Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp Sở, ban ngành và Địa phương) là công cụ đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các quận, huyện và các sở, ngành tại TP.HCM. Công cụ này được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của thành phố.
Năm 2024, phương pháp khảo sát DDCI sẽ kết hợp sử dụng nhiều phương pháp phù hợp. Trong đó, khảo sát chính bằng hình thức khảo sát trên các nền tảng (platform) trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhà đầu tư chiến lược.
Cụ thể, đối với các Sở, ban ngành, DDCI có 9 chỉ số thành phần, bao gồm: Tiếp cận minh bạch thông tin và Chuyển đổi số; Chi phí không chính thức; Chi phí thời gian; Cạnh tranh bình đẳng; Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý; Tính năng động, sáng tạo và hiệu quả hoạt động của đơn vị; Chỉ số Xanh; Chỉ số Sức khỏe và Môi trường sống.
Đối với các địa phương, DDCI có 10 chỉ số thành phần, bao gồm: Tiếp cận minh bạch thông tin và Chuyển đổi số; Chi phí không chính thức; Chi phí thời gian; Cạnh tranh bình đẳng; Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; Tính năng động, sáng tạo và hiệu quả hoạt động của đơn vị; Chỉ số Xanh; Chỉ số Sức khỏe và Môi trường sống; Khả năng tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất.
Việc triển khai DDCI tại TP.HCM mang lại nhiều lợi ích to lớn như khảo sát và thăm dò mức độ hài lòng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn Thành phố, từ đó giúp các cơ quan chính quyền hiểu rõ hơn về các điểm mạnh và yếu, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, thông qua việc đo lường và đánh giá hiệu quả điều hành, DDCI giúp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố hàng năm, tạo sự cạnh tranh và thi đua về chất lượng điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh; nhà đầu tư đang triển khai dự án; các hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia khảo sát tại đây: https://ddcihcmc.com.vn/.
- Chuyện động mới tại dự án hơn nửa tỷ đô của ông lớn chuyên sản xuất linh kiện cho Apple, Samsung (19/12/2024)
- Cần có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, xây mới các KCN thông minh bền vững (19/12/2024)
- Việt Nam có thể hợp tác với Anh phát triển điện hạt nhân (19/12/2024)
- Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới (19/12/2024)
- Bán nội ngoại thất gỗ vào Mỹ: “Ở Việt Nam đã là một lợi thế” (19/12/2024)
- Đề xuất vốn ngoại không quá 65% trong liên danh dự án điện gió ngoài khơi (19/12/2024)
- Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 (19/12/2024)
- Anh chính thức gia nhập CPTPP, mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam có lợi? (19/12/2024)
- Việt Nam trước làn sóng chuyển dịch của các tập đoàn công nghệ lớn (19/12/2024)