Vì sao số lượng doanh nghiệp FDI thua lỗ gia tăng?
Doanh thu trung bình của doanh nghiệp FDI năm 2017 là 2,43 triệu USD, cao gấp 3 lần so với năm 2016, tuy nhiên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp FDI cũng tăng cao lên tới 2,02 triệu USD. Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI đang giảm sút.
Tỷ lệ doanh nghiệp có tỷ lệ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam năm 2017.
|
37,9% doanh nghiệp FDI thua lỗ
Năm 2017, FDI vào Việt Nam mặc dù chậm nhưng có dấu hiệu phục hồi sau đợt suy giảm vào năm 2012-2013. Các doanh nghiệp FDI đã tăng cường nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm vừa qua. Theo đó, doanh thu trung bình của doanh nghiệp FDI là 2,43 triệu USD, cao gấp 3 lần so với các năm trước. Tuy nhiên, sự gia tăng này đi kèm với chi phí kinh doanh cũng tăng cao tới 2,02 triệu USD. Điều này có nghĩa là khả năng sinh lời của doanh nghiệp FDI không mấy tích cực. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lãi giảm xuống còn 54,3%, đây là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, 37,9% doanh nghiệp FDI báo lỗ, đây cũng là một con số kỷ lục mới. Chưa rõ liệu những con số này chỉ là một sự suy giảm tạm thời hay là một xu hướng dài hạn?.
Một trong những lý giải được đưa ra đó là có thể các doanh nghiệp FDI đang trong giai đoạn mở rộng hoạt động, đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và lao động. Do vậy các doanh nghiệp này có thể tạm thời bỏ qua mục tiêu lợi nhuận trước mắt và kỳ vọng vào tăng trưởng trong tương lai. Điều này được thể hiện qua việc doanh nghiệp FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp tăng vốn đầu tư năm 2017 là 13,2%, tăng nhẹ so với 11% năm 2016. Thêm nữa, tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam tăng từ 50% lên 60%, đây là mức độ lạc quan nhất kể từ năm 2011.
Gia tăng doanh nghiệp quy mô nhỏ
Theo điều tra PCI-FDI 2017 có sự tham gia của 1.765 doanh nghiệp FDI từ 21 tỉnh, thành phố có số doanh nghiệp FDI đang hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam, các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hướng vào xuất khẩu và chuyên cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các tập đoàn đa quốc gia.
Trên thực tế, các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi, cả về quy mô lao động và vốn chủ sở hữu. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp trong ba nhóm phân loại thấp nhất đều tăng. Đáng chú ý là tỷ lệ doanh nghiệp có ít hơn 5 lao động tăng từ 5,9% tới 7,4% trong giai đoạn 2016-2017. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 5 đến 9 lao động là 10,9%. Có thể thấy xu hướng tăng liên tục rất rõ rệt đối với hai nhóm doanh nghiệp này. Mặt khác, số doanh nghiệp FDI cỡ lớn cũng tăng nhẹ. Tỷ lệ doanh nghiệp của nhóm có từ 500 đến 1.000 lao động và nhóm có từ 1.000 lao động trở lên lần lượt là 5,8% và 6,4%. Hai nhóm này đều có sự phục hồi nhẹ so với năm trước.
Ngọc Hà
- Làn sóng đầu tư chip tỷ USD đổ về Việt Nam giữa căng thẳng Mỹ-Trung (26/03/2018)
- Bộ Công Thương dừng áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ từ 4 thị trường lớn (26/03/2018)
- Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh (26/03/2018)
- Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc (26/03/2018)
- Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện hạt nhân, tỉnh có dự án dở dang kiến nghị thẳng (26/03/2018)
- Pháp lý về hợp đồng quyền chọn hàng hóa tại Việt Nam: Vẫn còn nhiều thách thức (26/03/2018)
- Tiếp tục đề nghị truy tố anh em chủ đậu phộng Tân Tân với 2 tội danh (26/03/2018)
- Ngành gỗ đối mặt thách thức mới (26/03/2018)
- Hà Nội: Điều tra vụ Chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn (26/03/2018)