Đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia nhưng không vượt quá 20% công suất lắp đặt thực tế.
|
Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Điện tự sản xuất, tự tiêu thụ là điện được sản xuất và tiêu thụ tại địa điểm sử dụng điện do tổ chức, cá nhân thực hiện để phục vụ chính cho nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó. |
Theo đó, tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực.
Dự án đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật.
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất và công năng của công trình theo quy định pháp luật.
Dự thảo nêu rõ, hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công.
Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nếu bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.
Cơ chế mua bán sản lượng điện dư
Theo dự thảo Nghị định, nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia nhưng không vượt quá 20% công suất lắp đặt thực tế. Căn cứ vào tình hình vận hành hệ thống điện từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tỷ lệ mua bán sản lượng điện dư.
Việc mua bán sản lượng điện dư thực hiện theo quy định pháp luật về điện lực, thỏa thuận giữa bên bán điện dư và bên mua điện dư và bảo đảm các nguyên tắc sau:
Trong mọi trường hợp, bên mua điện dư chỉ thanh toán cho phần sản lượng điện dư bán vào hệ thống điện quốc gia tương ứng với tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế của nguồn điện.
Giá mua điện dư là giá điện năng bình quân của thị trường điện năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt tại công sở, công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.
Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt trên 1,000 kW và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định pháp luật.
Nhật Quang
- Tinh giản biên chế, một phó bí thư xã được trợ cấp gần 400 triệu đồng (20/12/2024)
- Nhập siêu từ Trung Quốc tăng kỷ lục, có đáng ngại? (20/12/2024)
- Oxford Economics: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn nhóm ASEAN-6 (20/12/2024)
- Chuyện động mới tại dự án hơn nửa tỷ đô của ông lớn chuyên sản xuất linh kiện cho Apple, Samsung (20/12/2024)
- Cần có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, xây mới các KCN thông minh bền vững (20/12/2024)
- TP. Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024 (20/12/2024)
- Việt Nam có thể hợp tác với Anh phát triển điện hạt nhân (20/12/2024)
- Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới (20/12/2024)
- Bán nội ngoại thất gỗ vào Mỹ: “Ở Việt Nam đã là một lợi thế” (20/12/2024)