Câu chuyện kinh doanh
“Sẽ đưa tất cả thành viên An Phát Holdings lên sàn chứng khoán”
Đăng 13/05/2019 | 15:26 GMT+7 |
BizLive
BizLIVE - “Chúng tôi đặt tên công ty là An Phát vì một lý do rất đơn giản: An là bình an. Còn Phát là phát triển. Các công ty thành viên An Phát Holdings đều bắt đầu bằng chữ An cũng vì lý do đó”. Chia sẻ
Ông Nguyễn Lê Trung, Tổng Giám đốc CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát (An Phát Plastic) - thành viên Tập đoàn An Phát Holdings - bắt đầu cuộc trò chuyện với BizLIVE bằng giải thích trên.
Sau 16 năm hoạt động, An Phát Plastic hiện là công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE (mã AAA) với số vốn điều lệ hơn 1.711 tỷ đồng, doanh thu năm 2018 đạt khoảng 8.600 tỷ đồng.
R&D LÀ
SỐNG CÒN
SỐNG CÒN
Ông Trung nói với BizLIVE:
- Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như An Phát Plastic thì sự thay đổi của thị trường và thị hiếu khách hàng là thách thức rất lớn, khiến chúng tôi liên tục phải đổi mới và cải tiến.
Vì vậy, chúng tôi xác định R&D chính là yếu tố sống còn.
Bạn cũng biết, tại Việt Nam 5-6 năm trở lại đây, xu thế tiêu dùng xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường đang dần thành trào lưu. Chắc chắn trong tương lai, đó sẽ là một phần không thể tách rời của văn hóa quốc gia.
Để theo kịp xu hướng, chúng tôi đầu tư lớn cho R&D, để tạo ra các sản phẩm không chỉ đạt chất lượng cao và còn đảm bảo thân thiện với môi trường.
Dòng sản phẩm xanh, tự hủy 100% mang thương hiệu AnEco của AAA như túi vi sinh, dao thìa nĩa… đã chính thức được bán và phân phối tại Việt Nam với doanh số khả quan.
Chúng tôi cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất bao bì thân thiện môi trường tại Mỹ và dự kiến quý 1/2020 sẽ chính thức cung cấp sản phẩm, trước tiên là khu vực Bắc Mỹ.
Chúng tôi cũng đang triển khai dự án năng lượng mặt trời để có thể tự chủ từng bước về nguồn năng lượng, giúp giảm chi phí sản xuất và bảo vệ được môi trường. Hiện dự án có quy mô 7 MW, đang được thử nghiệm tại một số nhà máy của An Phát Plastic, và sau khi chứng minh được tính hiệu quả, chúng tôi sẽ áp dụng trên toàn bộ hệ thống.
Vì sao các ông chọn lĩnh vực sản xuất túi nilon, nhựa thay vì nhiều ngành nghề khác?
Năm 2002, khi mới thành lập, chúng tôi chọn ngành nhựa vì thấy nhu cầu cao của người dân, và cũng là ngành chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn.
Thời kỳ đầu, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ, máy móc, nhưng chúng tôi xác định phải tạo ra bằng được hàng hóa thị trường cần. An Phát Plastic cử nhân lực đi học hỏi kinh nghiệm sản xuất túi nilon, sáng tạo những phương pháp riêng, và trực tiếp đi tiếp thị từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ.
Bằng cách đó, sản phẩm dần tạo được uy tín trên thị trường, doanh số tăng đều đặn qua từng tháng.
Từ thành công trong nước, chúng tôi mở rộng xuất khẩu. Hiện An Phát Plastic có khách hàng tại gần 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Nhật, Bắc Mỹ, châu Âu…
Sự phát triển của An Phát Plastic có thể nói do chính nhu cầu thị trường quyết định. Chúng tôi cố gắng tạo ra sản phẩm mà thị trường cần, theo đuổi thị hiếu của khách hàng, chứ không cung cấp những thứ mà chúng tôi có sẵn.
MỤC TIÊU
10.000 TỶ
10.000 TỶ
Năm 2019, các ông đặt mục tiêu 10.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp tới 2,5 lần năm 2018. Kế hoạch này có quá tham vọng?
Năm 2018, doanh thu của AAA vượt kế hoạch đề ra, đạt khoảng 8.600 tỷ đồng và trong tháng đầu tiên của năm mới, AAA đã xuất khẩu được 9.100 tấn bao bì màng mỏng.
Con số 9.100 tấn xuất khẩu trong tháng 1 là mức kỷ lục, tăng 137% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt trên 1.000 tấn so với kế hoạch mục tiêu.
Con số 9.100 tấn xuất khẩu trong tháng 1 là mức kỷ lục, tăng 137% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt trên 1.000 tấn so với kế hoạch mục tiêu.
Nhiều khách hàng Nhật Bản của công ty đang yêu cầu tăng đơn hàng và đề nghị nhà máy tăng công suất.
Đây là tín hiệu khả quan của AAA trên chặng đường chinh phục mục tiêu doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng trong năm 2019. Tôi hoàn toàn tự tin khẳng định, AAA đang đi đúng hướng.
Tôi đọc trong công bố về tầm nhìn và sứ mệnh, và thấy các ông có đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất hàng đầu khu vực về ngành sản xuất túi nhựa. Liên quan đến nội dung này thì hiện An Phát Plastic đã làm được đến đâu?
Chúng tôi đang là nhà sản xuất bao bì màng mỏng hàng đầu khu vực rồi, nếu tính theo mức doanh số và sản lượng của An Phát Plastic hiện nay.
Hiện An Phát Plastic cùng các công ty thành viên của An Phát Holdings đang hướng tới một mục tiêu cao hơn. Đó là đưa An Phát Holdings trở thành doanh nghiệp nhựa kỹ thuật cao và thân thiện với môi trường hàng đầu Đông Nam Á.
Hiện An Phát Holdings có vẻ cũng đang mở rộng ra khá nhiều ngành nghề...
Chiến lược phát triển của chúng tôi là mở rộng chuỗi sinh thái doanh nghiệp, đa dạng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất. Hiện tại chúng tôi hoạt động ở 6 lĩnh vực: bao bì nhựa, nhựa kỹ thuật, nhựa nội thất, nhựa gia dụng, hóa dầu và xơ sợi. Mặc dù vẫn mở rộng lĩnh vực hoạt động, song về cơ bản, chúng tôi vẫn bám sát mảng kinh doanh cốt lõi.
Ngoài ra, nếu trong tương lai có dự án phù hợp và đảm bảo hiệu quả, có thể chúng tôi cũng sẽ cân nhắc đầu tư.
Năm 2017, Công ty Cổ phần An Tiến Industries (mã HII) - cũng là một thành viên của An Phát Holdings - đã niêm yết trên HOSE. Trong hệ sinh thái của An Phát Holdings còn nhiều công ty, nhiều lĩnh vực như An Tín Logistic, An Trung Industries, An Thành Bicsol... Vậy An Phát Holdings có định đưa thêm thành viên mới hoặc đưa chính An Phát Holdings lên sàn không, thưa ông?
Mục tiêu lâu dài của chúng tôi, là sẽ đưa tất cả các công ty thành viên An Phát Holdings niêm yết trên sàn chứng khoán.
Điều này là để tăng minh bạch cho An Phát Holdings, tiếp cận được kênh huy động vốn dài hạn nhanh chóng và thuận tiện, nâng cao uy tín và giá trị thị trường của các công ty thành viên.
THẢO NGUYỄN
Tin liên quan
- Ai dẫn đầu thị trường phòng gym Việt Nam? (13/05/2019)
- Chế biến phụ phẩm thủy sản: Khoảng trống tỷ đô (13/05/2019)
- Cạnh tranh ngành kem nhìn từ que trân châu đường đen giao tận nhà (13/05/2019)
- Shark Dũng: “Startup không nên quá tham lam đẩy giá để bán cho quỹ đầu tư” (13/05/2019)
- Các “ông lớn” quỹ đầu tư sẽ dành 10.000 tỷ đồng đầu tư cho startup Việt (13/05/2019)
- Ông chủ mới khó khăn, xà bông Cô Ba “hồi sinh” bất thành (13/05/2019)
- An Dương Thảo Điền có thể tìm đối tác khôi phục “Xà bông Cô Ba” (13/05/2019)
- Cổ đông HAR bán tháo sau Đại hội đồng cổ đông (13/05/2019)
- Doanh nghiệp tí hon bí ẩn đứng sau cung cấp nguyên liệu trà sữa cho các đại gia tại Việt Nam (13/05/2019)
Nuôi rươi nhàn hạ thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm (14/11/2017)
Nuôi ếch khổng lồ thu lãi 3 tỷ đồng mỗi năm (17/11/2017)