Điện lực Miền Bắc đấu giá toàn bộ cổ phần tại NEEM
Ngày 05/12/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần tại CTCP Thiết bị điện miền Bắc (NEEM) do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) sở hữu.
Khối lượng đấu giá hơn 2.3 triệu cổ phần, tương đương 26.26% vốn điều lệ của NEEM và 100% vốn góp của EVNNPC. Việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại NEEM của EVNNPC nhằm thực hiện chủ trương thu hồi phần vốn đã đầu tư của Tổng Công ty đã được EVN phê duyệt giai đoạn 2021-2025.
Giá khởi điểm được đưa ra tại phiên đấu giá là 12,200 đồng/cổ phần. Theo Quy chế đấu giá, người nước ngoài không được phép ma cổ phần.
Đây sẽ là phiên đấu giá thứ 2 trong năm 2023 được tổ chức tại HNX. Trước đó, phiên đấu giá cổ phần CTCP Ắc quy Tia Sáng (HNX: TSB) đã bán thành công hơn 3.44 triệu cp với giá trị trúng giá hơn 134,8 tỷ đồng.
Trên thực tế, năm 2018, EVNNPC đã từng đấu giá số cổ phần này tại NEEM, nhưng không thành công.
NEEM tiền thân là Công ty TNHH Liên doanh Sản xuất thiết bị điện Miền Bắc, được thành lập năm 2004, với vốn điều lệ ban đầu 1.3 triệu USD (khoảng 20 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2004).
NEEM được chuyển thành công ty cổ phần vào năm 2016. Thời điểm này, NEEM có vốn điều lệ hơn 88 tỷ đồng, với 3 cổ đông gồm: EVNNPC (26.26%), Công ty TNHH Đầu tư Long Nguyên Hà Nam (26.26%), và Công ty TNHH Tập đoàn Hứa Kế (47.48%).
Năm 2021, 2 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại NEEM cho 2 nhà đầu tư cá nhân trong nước. NEEM chính thức trở thành công ty đại chúng từ ngày 06/06/2023 và đang thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM.
Ngoài EVNNPC, NEEM còn 2 cổ đông lớn khác hiện nắm giữ tỷ lệ lần lượt là 35.98% và 26.26%.
NEEM có trụ sở tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh với diện tích 23,596 m2. Lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm sản xuất, lắp ráp bảng tủ điện cao áp, trung áp, hạ áp và các tủ bảng thông tin - viễn thông, các vật tư, thiết bị điện khác.
Từ năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Công ty vẫn dừng lĩnh vực sản xuất, chỉ tập trung vào kinh doanh các sản phẩm thiết bị cao trung thế ngoài trời, tủ bảng điện, máy biến áp và trạm phát điện năng lượng mới, thiết bị quản lý chất lượng điện năng, tủ đóng cắt mạch vòng dùng cho mạng điện thành phố. Thị trường cung cấp sản phẩm dịch vụ của NEEM chủ yếu là miền Bắc.
Năm 2022, doanh thu của NEEM đạt 25 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 560 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, NEEM đạt doanh thu hơn 15 tỷ đồng, lỗ sau thuế gần 344 triệu đồng.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Công ty đạt hơn 123 tỷ đồng, tăng 7.39% so với cuối năm 2021. Vốn chủ sở hữu đạt 90.14 tỷ đồng, tăng 0.51%.
Châu An
- Thoái sạch vốn Nhà nước tại Khoáng sản Bình Định, giá khởi điểm 22,300 đồng/cp (28/11/2023)
- Chân dung doanh nghiệp nhựa chuẩn bị “chào sân” UPCoM (28/11/2023)
- Nhiều vi phạm trong cổ phần hoá Tổng công ty Tín Nghĩa ở Đồng Nai (28/11/2023)
- “Ông lớn” Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên HOSE (28/11/2023)
- Ông Lê Hồng Minh: VNZ đã sẵn sàng, chỉ chờ “gió đông” để IPO tại Mỹ (28/11/2023)
- 19 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa vẫn chưa cán đích mục tiêu (28/11/2023)
- Kiểm toán đề nghị kiểm tra việc thoái vốn của Vinachem tại Hóa chất Đức Giang (28/11/2023)
- SCIC công bố danh sách bán vốn đợt 2 năm 2024, góp mặt FPT, NTP (28/11/2023)
- Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng (28/11/2023)