Cổ phần hóa: Bao giờ thôi ì ạch?: Xử lý dứt điểm những tồn tại
Công tác cổ phần hóa cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, từ đó hạn chế tình trạng người đứng đầu né tránh, cố tình trì hoãn việc này.
EVNGENCO2 được cổ phần hóa gần 49% vốn, giá khởi điểm là 24,520 đồng/cp
Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), Công ty mẹ - Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2, OTC: PG2) sẽ đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 08/02/2021 tới đây. Vốn điều lệ dự kiến hơn 11,866 tỷ đồng.
Cụ thể, EVNGENCO 2 sẽ đấu giá hơn 580 triệu cp lần đầu ra công chúng, tương đương gần 48.9% vốn điều lệ.
Với mức giá khởi điểm là 24,520 đồng/cp, ước tính EVNGENCO2 được định giá gần 29,100 tỷ đồng. Trong đó, số tiền Nhà nước dự kiến thu về từ đợt IPO này gần 14,225 tỷ đồng.
Ngày 19/05/2020, tại Lễ công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, giá trị doanh nghiệp tại ngày 01/01/2019 của EVNGENCO 2 để cổ phần hoá sau khi có báo cáo của Kiểm toán Nhà nước là 46,102 tỷ đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 26,605 tỷ đồng.
Theo quyết định được phê duyệt, Công ty được cổ phần hóa theo hình thức bán bớt một phần vốn Nhà nước (vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam) hiện có tại EVNGENCO 2. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ tại EVNGENCO 2.
Thời điểm thực hiện IPO của EVNGENCO 2 không muộn hơn ngày 17/02/2021 mà không phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp.
Sản lượng điện thương phẩm của EVNGENCO 2. Đvt: triệu kWh
Nguồn: EVNGENCO2
|
Về kết quả kinh doanh, trong giai đoạn 2017-2019, sản lượng điện thương phẩm của EVNGENCO 2 tăng trưởng qua các năm, sản lượng bình quân đạt 16,119 triệu kWh/năm. Qua đó, doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công ty được duy trì ổn định qua các năm.
Kết quả kinh doanh của EVNGENCO2. Đvt: Tỷ đồng
![]() Nguồn: EVNGENCO2
|
Sau 9 tháng đầu năm, EVNGENCO 2 ghi nhận doanh thu hơn 3,348 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Tổng Công ty vẫn lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 173 tỷ đồng do tổng chi phí bao gồm giá vốn, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn tổng doanh thu.
Kết quả, Tổng Công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 432 tỷ đồng, gấp 6.72 lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ lợi nhuận khác gần 605 tỷ đồng.
Năm 2020, EVNGENCO 2 ước tổng doanh thu đạt 29,784 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2019. Dù vậy, Tổng Công ty lại kỳ vọng lợi nhuận trước thuế hợp nhất giảm 32%, dự kiến còn 2,435 tỷ đồng.
So với kế hoạch này, Tổng Công ty mới thực hiện được 12% chỉ tiêu doanh thu và 18% mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng.
Sản lượng điện của EVNGENCO2 và các thành viên trong năm 2017-2019
Nguồn: EVNGENCO2
|
Tại ngày 30/09/2020, EVNGENCO 2 có tổng tài sản gần 27,678 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm 2020 chủ yếu do phải thu ngắn hạn khác giảm 96%, còn gần 41 tỷ đồng. Tổng Công ty có dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn lần lượt ở mức 255 tỷ đồng và hơn 14,786 tỷ đồng.
Tổng Công ty đầu tư tại các đơn vị thành viên như Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Hải Phòng, Thuỷ điện Thác Mơ, Thủy điện Trung Sơn và nhiều dự án đang đầu tư mới như Điện gió Công Hải 1- giai đoạn 2, Điện gió Hướng Phùng 1, Công trình Thủy điện Quảng Trị và vùng hạ du...
Khang Di
Công tác cổ phần hóa cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, từ đó hạn chế tình trạng người đứng đầu né tránh, cố tình trì hoãn việc này.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, tính đến ngày 22/12/2020 đã có 24 thương vụ thoái vốn được hoàn tất. So với con số 48 trong năm 2019, số lượng thương vụ thoái vốn năm 2020 đã giảm 1 nửa.
Mặc dù đã có 2 nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia đấu giá lô cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sở hữu, nhưng DATC bất ngờ thông báo dừng cuộc đấu giá khi chỉ còn 2 ngày nữa là cuộc đấu giá sẽ diễn ra đúng vào thời điểm cổ phiếu MSB chính thức niêm yết trên sàn HOSE.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo đấu giá toàn bộ số cổ phần mà mình nằm giữ tại CTCP Du lịch Quảng Ngãi.
Chính phủ ban hành Nghị định 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, trong đó, bổ sung quy định phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
Trong ngày đấu giá 07/12/2020, 19 nhà đầu tư chỉ mua 4.42 triệu cp trong tổng số 7.75 triệu cp của Tổng CTCP Công trình Viettel (UPCoM: CTR) do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu với giá 47,200 đồng/cp.
Khó khăn trong việc đánh giá tài sản đất đai của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang là điểm nghẽn khiến nhiều DN không thể thực hiện cổ phần hóa (CPH) đúng theo kế hoạch.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá theo lô cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sở hữu.
Với tình hiện nay, mục tiêu cổ phần hóa 128 doanh nghiệp không thể đạt được bởi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2020.
Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo chào bán cạnh tranh cả lô gần 18 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX). Giá khởi điểm là 18,900 đồng/cp, gấp hơn 2 lần thị giá hiện tại.
Nếu không “thay máu” về quản trị, hoạt động của những doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa vẫn sẽ không có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là những doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ.